Kính thưa luật sư! Cho em hỏi về vấn đề của em ạ,trước đây em có đi kết hôn giả với người hàn quốc, chỉ là giả thôi nhưng trên giấy tờ là thật bọn em cũng về Việt Nam đăng ký và qua hàn quốc, đăng ký xong em ra ngoài làm ăn không ở với chồng cũng không liên lạc gì cả em cũng không có giấy kết hôn .

Sau 1 thời gian em làm việc ở hàn quốc thì sở cư trú ở hàn quốc biết bọn em đi kết hôn giả và em bị bắt về còn người chồng em cũng bị phạt tiền ở bên đó vì đã kết hôn giả với em. Giờ em không có giấy kết hôn, nhưng giờ em muốn kết hôn với người Việt Nam thì em phải làm những giấy tờ gì nữa thưa luật sư ?

Em xin chân thành cảm ơn, Luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật hôn nhân của Nptlawyer.com ;.

>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gọi:

Trả lời

Chào bạn cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

I. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011

Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình

II. Nội dung tư vấn:

Qua những gì bạn trình bày thì bạn và người chồng Hàn quốc đó đã về Việt Nam đăng ký kết hôn, như vậy việc đăng ký kết hôn của bạn sẽ phải đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định thì mới được Nhà nước công nhận là hợp pháp.Theo đó bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm giấy tờ được quy định tại điểm a,b,c, đ của khoản 1, điều 20 Nghị định 126/2014/NĐ-CP như sau:

Điều 20. Hồ sơ đăng ký kết hôn

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai đăng ký kết hôn cúa mỗi bên theo mẫu quy định;

b) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy chứng minh tình trạnh hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó

c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).

Bên cạnh đó tùy từng trường hợp cụ thể có thể thêm các loại giấy tờ được quy định tại khoản 2 của Điều này. Hồ sơ này sẽ được gửi đến Sở tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đăng ký thường trú của bạn. Sau khi nộp hồ sơ, Sở tư pháp sẽ tiến hành phỏng vấn bạn và người chồng Hàn quốc của bạn. Sau đó sẽ tiến hành tổ chức lễ đăng ký kết hôn tại Sở tư pháp và sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết hôn. Nếu việc đăng ký kết hôn của bạn với người chồng Hàn quốc tiến hành theo đúng trình tự thủ tục trên thì cuộc hôn nhân của bạn là hợp pháp và để giờ bạn lấy một người khác thì bạn sẽ phải tiến hành thủ tục ly hôn. Khi đó bạn sẽ phải làm đơn xin ly hôn gửi đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bạn đang cư trú căn cứ theo quy định tại khoản 2, điều 123 Luật hôn nhân và gia đình 2014điểm c, khoản 1, điều 36 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011

 Điều 123. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

2. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Điều 36. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

Như vậy, nếu cuộc hôn nhân giữa bạn và người chồng Hàn quốc kia được tiến hành theo trình tự, thủ tục nêu trên thì buộc bạn sẽ phải tiến hành thủ tục ly hôn với người đó tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bạn cư trú, sau đó bạn mới có thể kết hôn với người Việt Nam. Còn trong trường hợp cuộc hôn nhân giữa bạn và người Hàn quốc không tiến hành theo trình tự, thủ tục trên và không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì việc bạn đã tiến hành đăng ký kết hôn tại Việt Nam trước đó là không có giá trị pháp lý và cuộc hôn nhân này không được pháp luật thừa nhận, do đó bạn có thể tiến hành kết hôn với người Việt Nam.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!         

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật hôn nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *