Thưa luật sư, Tháng 8/2004 anh N nhận chuyển nhượng của bà Hoa 80m2 đất ở (Bà Hoa đã được cấp GCN QSD đất năm 1993). Anh N đã giao đầy đủ tiền và đã làm đầy đủ thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Tháng 12/2004 cơ quan nhà nước đã cấp GCN QSD đất cho anh Nam. Biết được tin cơ quan nhà nước đã cấp GCN QSD đất cho anh Nam, giữa anh em ruột bà H xảy ra tranh chấp thừa kế liên quan đến diện tích đất trên.

Anh em ruột bà H lấy lý do: đất đó là do bố mẹ để lại nên phải chia đều cho tất cả các anh chị em. Khi anh N tiến hành xây nhà trên diện tích đất nói trên thì anh em ruột bà Hoa cản trở. Anh N đề nghị UBND cấp xã can thiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. vậy vụ việc trên cần giải quyết như thế nào?

Câu hỏi được biên tập từ bộ phận tư vấn pháp luật Đất đa i của Nptlawyer.com ;.

>> Luật sư tư vấn Luật đất đai trực tuyến gọi

 

Trả lời:

 

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý:

Luật đất đai năm 2013  

Bộ luật Hình sự s ửa đổi năm 2009

Nội dung tư vấn:

theo như bạn trình bày thì anh em ruột của bà H – người đã bán đất có hành vi gây cản trở việc xây dựng của gia đình anh N

Trước tiên, nếu chưa có hậu quả như: những người này phá phách, hủy hoại tài sản; hoặc có hành vi gây thương tích cho người khác thì gia đình chỉ có thể nhờ sự giúp đỡ của UBND phương và Công an phường. Cơ quan nhà nước sẽ có trách nhiệm giải thích để chấm dứt hành vi vi phạm trên.

Nếu có hậu quả như: tài sản bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại  do có hành vi phá phách, hủy hoại hoặc có cá nhân bị thương tích do có hành vi cố ý gây thương tích,…thì lúc này, nếu có căn cứ gia đình có thể tố giác hành vi này tới công an cơ quan có thẩm quyển để kịp thời truy cứu trách nhiệm của những cá nhân này.

 Điều 101 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.

Theo đó, mọi công dân khi phát hiện hành vi phạm tội đều có quyền tố giác tội phạm tới các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền"

Trong trường hợp này, gia đình anh N hoàn toàn có quyền gửi đơn tố giác tội phạm tới cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc UBND xã, phường hoặc UBND cấp huyện để  được bảo vệ quyền lợi của gia đình . Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.

“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của  người khác 

  1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

  2. …”.

“Điều 143*. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1.    Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2.    ….”
.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua emailnpttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư dân sự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *