Xin Chào luật sư! Sau khi lập gia đình, tôi theo chồng định cư ở Đức, chồng tôi là nguời Đức nên muốn tôi lấy họ nhà chồng , nhưng hiện giờ tôi vẫn còn quôc tịch Viêt Nam nên khi mua nhà ở Việt Nam tôi vẫn sử dụng họ cha là họ Nguyễn trong hợp đồng mua nhà , hiện tôi muốn nhập quốc tịch Đức và chồng̀ tôi muốn tôi đổi họ sang họ chồng.

Xin hỏi nếu tôi lấy họ khác thì hợp đồng mua nhà của tôi có thể xin đổi theo sang họ khác được hay không? Và khi không còn quốc tịch tôi có quyền đứng tên mua quyền sử dụng nhà được không?  Vì tôi không còn quốc tịch có được mua một căn nhà đi lại và ở Việt nam khi về thăm gia đình không?

Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ!

Người gửi:  Karsten Dubsky

Chính sách cho Việt kiều mua nhà ở tại Việt Nam:

Trả lời:

Chào chị! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi tới chuyên mục. Những băn khoăn của chị chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại khoản 3 điều 3 Luật quốc tịch năm 2008 : “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.

Như vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm 2 đối tượng: là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) hoặc người có gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Vì vậy thực tế hiện nay chị còn quốc tịch Việt Nam (công dân Việt Nam) hay chị thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch Đức (người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài) thì theo quy định trên chị vẫn được coi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Do vậy, việc mua, sở hữu nhà tại Việt Nam của chị sẽ được áp dụng theo chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Cụ thể tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều 126 của Luật nhà ở và điều 121 Luật đất đai ngày 18/12/2009 quy định về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:

“1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

a) Người có quốc tịch Việt Nam;

b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”

Như vậy chị muốn mua, sở hữu nhà tại Việt Nam chị phải đáp ứng được một trong các điều kiện nêu trên.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI

——————————————

THAM KHẢO MỘT SỐ DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT:

1. Tư vấn tách thửa đất đai;

2. Tư vấn pháp luật đất đai ;

3. Tư vấn cấp lại sổ đỏ bị mất ;

4. Tư vấn mua bán, chuyển nhượng đất đai ;

5. Tư vấn đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ;

6. Tư vấn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do trúng đấu giá ;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *