Xin chào Diễn Đàn Luật;, bạn của mình là người sinh ra ở Việt Nam và hiện tại mang quốc tịch Anh, bạn của mình muốn mua nhà ở Việt Nam. Xin hỏi bạn mình cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Bạn mình được quyền sử dụng nhà đất như người Việt Nam hay chỉ trong 50 năm như người nước ngoài?. Anh ấy sống ở Việt Nam 1 năm trước khi sang Anh. Anh ấy có đủ giấy tờ chứng thực là Việt Kiều. Xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục  tư vấn luật đất đai  Nptlawyer.com ;

Trả lời:Chào bạn cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật nhà ở năm 2014.

Luật quốc tịch 2008  (Sửa đổi, bổ sung năm 2014)

Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật nhà ở

Nội dung phân tích:

Căn cứ Điều 3 Luật quốc tịch như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài."

Trong trường hợp này do bạn chưa nêu rõ hiện nay bạn có giấy tờ xác nhận có quốc tịch Việt Nam hay giấy tờ xác nhận là người gôc Việt Nam hay không nếu bạn có giấy tờ nêu trên thì bạn mặc dù đang mang quốc tịch Anh thù bạn vẫn được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Theo quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014  thì Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

"1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP:

"2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:

a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ởnước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam."

Như vậy: bạn của bạn phải đáp ứng một trong hai điều kiện trên thì bạn của bạn sẽ được sở hữu nhà tại Việt Nam.

Về thời hạn sở hữu nhà:

Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP:

". Cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này."

Như vậy việc giới hạn thời hạn sở hữu nhà chỉ áp dụng với cá nhân nước ngoài còn nếu bạn của bạn có giấy tờ chứng minh đủ điều kiện mua nhà ở Việt Nam theo diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì bạn của bạn được sở hữu nhà như công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email npttrinhlaw@gmail.com   hoặc qua Tổng đài tư vấn: .

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *