Kính chào Nptlawyer.com ;, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Sổ đỏ nhà đất của bố tôi bị lừa sang tên cho chủ khác. Bây giờ bố tôi đã mất, làm thế nào để lấy lại được sổ đỏ. Nếu mất sổ đỏ thì nhà tôi có bị mất đất không

Bây giờ bố tôi đã mất, làm thế nào để lấy lại được sổ đỏ. Nếu mất sổ đỏ thì nhà tôi có bị mất đất không ?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: P.T

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;,

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  –

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Dân sự 2005

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004

Nội dung tư vấn:

Theo như nội dung thư mà bạn trình bày, sổ đỏ của bố bạn bị lừa sang tên cho chủ khác. Bố bạn hiện đã mất vì thế, bạn có quyền đứng ra để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bố bạn trong giao dịch mà bố bạn đã bị lừa với tư cách là người thừa kế, kế thừa các quyền và nghĩa vụ của bố bạn trong giao dịch dân sự. Để có thể lấy lại quyền sử dụng đất của bố bạn, trong trường hợp này, bạn phải tìm được các chứng cứ chứng minh rằng bố bạn đã bị lừa dối trong giao dịch này. Các chứng cứ chứng minh có thể tồn tại dưới các dạng sau theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004:

"Điều 82. Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;
2. Các vật chứng;
3. Lời khai của đương sự;
4. Lời khai của người làm chứng;
5. Kết luận giám định;
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
7. Tập quán;
8. Kết quả định giá tài sản;
9. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định."

Sau khi thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh giao dịch mà bố bạn đã thực hiện có dấu hiệu lừa dối thì bạn có thể yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch này là giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005:

"Điều 132. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa  

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình."

Trong trường hợp giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị tuyên là giao dịch dân sự vô hiệu thì hậu quả của giao dịch này sẽ được xử lý như sau:

"Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu  

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường."

Theo đó, nếu tòa án tuyên bố giao dịch mà bố bạn đã xác lập là giao dịch dân sự vô hiệu thì người đã giao dịch với bố bạn sẽ phải trả lại quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất này sẽ là di sản thừa kế của bố bạn và sẽ được chia cho những người thừa kế theo quy định pháp luật.

Trong trường hợp bên bạn không chứng minh được giao dịch mà bố bạn đã giao kết có dấu hiệu vi phạm về ý chí như chúng tôi đã nêu trên đồng thời, hợp đồng đó có nội dung và hình thức phù hợp với quy định pháp luật thì với quyền sử dụng đất mà bố bạn đã chuyển nhượng, gia đình bạn sẽ không thể đòi lại. 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi với yêu cầu của bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật dân sự.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *