Kính chào Nptlawyer.com ;, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Tôi mua đất đã có sổ đỏ chính chủ và đã sang tên làm sổ đỏ cho tôi. Tuy nhiên khi tôi tiến hành xây nhà thì bị hàng xóm nói chủ cũ đã lấn đất nhà ông ta 3m và không cho tôi xây. UBND thị trấn nói vụ việc này phải chờ ra Toà án phán quyết rồi mới biết có cho xây tiếp hay không. Đến nay đã hơn 01 tháng mà chưa giải quyết, vậy tôi phải làm gì ?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: H.N.P.T

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;,

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  

Trả lời:

Đối với trường hợp của bạn công ty xin hỗ trợ bạn trả lời như sau:

Căn cứ pháp lý.

Căn cứ pháp lý.

Luật đất đai 2013.

Nội dung trả lời.

Căn cứ vào điều 203 Luật đất đai 2013 quy định cụ thể như sau:

" Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

  Như vậy đối với trường hợp của bạn theo như quy định của luật đất đai thì đối với tranh chấp này phải qua hòa giải tại cơ sở trước tức là phải qua hòa giải tại xã, phường, thị trấn trước. Nếu không đồng ý với quyết định hòa giải tại xã, phường, thị trấn thì bạn có thể gửi đơn ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi có mảnh đất để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự chung.

Trên đây là một số tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *