Kính chào Nptlawyer.com ;, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Bạn của em tên Nguyễn Thị A, sinh năm 1993, trước đây từ năm 2012-2014 bạn ấy cư trú tại tại xã A – huyện B – tỉnh Đăk Nông, từ 2014 đến nay bạn ấy sinh sống tại Đồng Nai; hiện tại bạn ấy muốn lấy chồng tại Trung Quốc, bạn ấy đến UBND xã .. huyện…tỉnh Đồng Nai xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (XNTTHN) nhưng UBND xã…huyện…tỉnh Đồng Nai lại nói bạn về xã A – huyện B – tỉnh Đăk nông để xin giấy XNTTHN. Vậy em muốn hỏi là UBND nói như vậy có đúng không ?

Em  xin chân thành cảm ơn!!

Người gửi: thuy

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật hôn nhân của Nptlawyer.com ;,

Luật sư tư vấn hôn nhân gọi: 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến thư mục tư vấn của Nptlawyer.com ;. Câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý: 

Luật cư trú năm 2006

Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch

Nội dung trả lời:

Điều 66 của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch về thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là: Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó.

Theo quy định tại Điều 12 Luật cư trú năm 2006 thì:

Điều 12. Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

Như vậy, theo quy định trên thì bạn có thể xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại nơi thường trú hoặc nơi tạm trú (nơi bạn tạm trú phải là nơi bạn đã đăng ký tạm trú với cơ quan có thẩm quyền và được cấp sổ tạm trú). Trong trường hợp có cả nơi thường trú và nơi tạm trú thì ưu tiên xin xác nhận ở nơi thường trú. Do đó, nếu bạn đã đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại UBND xã .. huyện…tỉnh Đồng Nai thì bạn hoàn toàn có thể đến UBND xã .. huyện…tỉnh Đồng Nai để xác nhận tình trạng hôn nhân. Tuy nhiên bạn có thể phải viết bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian trước khi về cư trú tại địa phương và chịu trách nhiệm về việc cam đoan, theo quy định tại điểm d khoản 2, Mục 2 của Thông tư 01/2008/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 02/6/2008 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch “Đối với những người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau (kể cả thời gian cư trú ở nước ngoài), mà Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xác nhận tình trạng hôn nhân không rõ về tình trạng hôn nhân của họ ở những nơi đó, thì yêu cầu đương sự viết bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian trước khi về cư trú tại địa phương và chịu trách nhiệm về việc cam đoan”.

Nếu bạn chưa đăng ký thường trú hoặc tạm trú ở  xã .. huyện…tỉnh Đồng Nai thì bạn phải về nơi bạn đã đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại xã A – huyện B – tỉnh Đăk Nông để xác nhận tình trạng hôn nhân.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn.

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email lienhe@Nptlawyer.com.vn hoặc qua Tổng đài tư vấn: .

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT – Nptlawyer.com ;.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *