Kính chào Nptlawyer.com ;, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Hiện nay tôi đang sửa chữa nhà ở tại Q7,TP HCM. Khi đào đất để tìm đà cũ của nhà thì phát hiện nhà kế bên xây gạch và đổ một phấn bê tông chồm sang kê lên đà của nhà tôi.

Khi tôi ý kiến thì chủ nhà nói là nhà tôi xây trước nên ông cứ theo tường mà xây được bao nhiêu thì ráng mà chịu. Đất nhà tôi trên sổ hồng ngang 4.2 m nhưng đo hiện tại chỉ 4.08m.  Vậy cho tôi hỏi là:

1. Trong trường hợp này tôi nên làm gì?

2. Nếu tôi đập phấn bê tông của nhà kế bên để tôi xây tường và đổ đà cho thắng tường có được không?

3. Nhà kế bên có quyền thưa kiện hay dừng thi công được không?

Tôi xin chân thành cảm ơn

Người gửi: V.T. Bình

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;,

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 

Trả lời:

 Kính chào bạn V.H. Cảm ơn bạn gửi câu hỏi tới chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai của chúng tôi. Chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau: 

 

Căn cứ pháp lý:

Luật nhà ở 2014.

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Nội dung phân tích:

– Hành vi nhà kế bên xây gạch và đổ một phần bê tông chồm lên đà nhà bạn. Đây thuộc hành vi bị nghiêm cấm theo Khoản 1 và Khoản 5 Điều 6 Luật nhà ở 2014 quy định về hành vi nghiêm cấm:

"1. Xâm phạm quyền sở hữu nhà ở của Nhà nước,tổ chức,hộ gia đình, cá nhân".

5. Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian và các phần thuộc sở hữu chung hoặc của các chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức; tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư."

Nhận thấy, nhà kế bên đã có hành vi phạm cụ thể hành vi lấn chiếm 1.2m vào phần đất thuộc sở hữu của bạn. Việc bạn đập phần bê tông của nhà kế bên xây tường và đổ đà cho thẳng tường, chúng tôi khuyên bạn không nên làm như vậy.Bạn có thể khởi kiện đối với hành vi này. Để giải quyết tranh chấp giữa 2 bên, Nhà nước khuyến khích các bên hòa giải , thỏa thuận về mức bồi thường cho gia đình bạn. Theo Khoản 1 Điều 177 Luật nhà ở quy định như sau:

"Điều 177. Giải quyết tranh chấp về nhà ở

1. Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp về nhà ở thông qua hòa giải."

Nếu các bên không tự hòa giải được, bạn có thể nộp đơn đến Uỷ bạn nhân dân cấp tỉnh để yêu cầu giải quyết tranh chấp và đòi bồi thường cho hành vi vi phạm từ nhà kế bên. Tại Điều 89 Nghị định 43/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

Điều 89. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh

1. Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.

3. Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

a) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

b) Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

c) Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

d) Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.”

– Quy định về mức phạt vi phạm

Theo Khoản 3 Điều 10 Nghị định 102/2014 /NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai  quy định mức phạt vi phạm đối với hành vi lấn chiếm đất ở như sau:

Điều 10. Lấn, chiếm đất.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.”

Như vậy, gia đình bạn không nên đập phần bê tông để xây tường . Bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp , đòi yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Nptlawyer.com ;.

Trân trọng./

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI .

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *