Xin chào luật sư! cho cháu hỏi luật sư ạ ba cháu có quan hệ với người khác và có 1 đứa con với bà đó. Giờ bà đó đòi ba cháu làm nhà cho con riêng đó và có hành vi quấy rối nơi ba cháu làm việc và tự ý bán đồ đạc là tài sản của ba cháu và có nhiều hành vi bất hợp pháp ạ thì bà ấy có vi phạm điều luật nào không

Có cách nào, giải quyết như thế nào để bà đó không liên quan đến ba cháu đc không ạ cũng như là báo công an về những gì bà đó làm thì công an sẽ làm việc như thế nào và quy tội người đó ra sao ạ. Còn việc chu cấp nuôi đứa nhỏ đó là theo pháp luật tới bao nhiêu tuổi có thể k nuôi nữa ạ. Hiện trạng bây giờ là bà đó lợi dụng đứa nhỏ để đòi tài sản, đòi tiền và có thẻ nói à ăn vạ mà ba cháu đuổi bà ấy đi nhưng k đuổi được. cháu cần biết luật để gia đình cháu có thể đối phó ạ.

Cảm ơn luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân gia đình Nptlawyer.com ;.

 

Luật sư tư vấn luật hôn nhâ gia đình gọi:

Trả Lời:

Kính thưa Quý khách hàng, Công ty TNHH Nptlawyer.com ; đã nhận được yêu cầu của Quý khách. Vấn đề của Quý khách chúng tôi xin giải đáp như sau:

 

Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân gia đình 2014

Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009

Nội dung phân tích:

1. Trong trường hợp bố bạn có quan hệ với 1 người phụ nữ và có con riêng, xong về mặt pháp luật người này không có quyền tự ý sử dụng, định đoạt tài sản của bố bạn. Người phụ nữ này đã có hành vi bán tài sản của bố bạn mà chưa được phép, vấn đề số tài sản này bị bán mà bố bạn không chứng kiến, cũng như không biết quá trình diễn ra thì người phụ này phạm tội trộm cắp tài sản, Việc người phụ nữ này có hành vi quấy rối nơi bố bạn làm việc thì phải xem xét vấn đề quấy rối ở đây như thế nào, ví dụ người phụ nữ này có các lời nói mang tính xúc phạm bố bạn thì có thể truy cứu tội làm nhục người khác, trường hợp người phụ nữ này đặt điều nói xấu bố bạn trước các nhân viên trong cơ quan thì có thể cấu thành tội vu khống, ngoài ra nếu người phụ nữ này chỉ đến cơ quan bố bạn la hét om xòm không có 2 hành vi trên thì cấu thành tội gây rối trật tự công cộng.

"Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

c)  Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng."

"Điều 121. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai  năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

"Điều 122. Tội vu khống

1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a)  Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với nhiều người;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người thi hành công vụ;

e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

"Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;

b) Có tổ chức;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm."

2. Theo đó bố bạn hoàn toàn có thể báo với cơ quan chức năng về vấn đề trên, cũng như người phụ nữ đó có thể sẽ phạm 1 trong các tội chúng tôi đã nêu ở trên.

3. Căn cứ theo điều 118 luật hôn nhân gia đình quy định chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.

"Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

6. Trường hợp khác theo quy định của luật."

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email npttrinhlaw@gmail.com  hoặc qua Tổng đài tư vấn:  .

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hôn nhân gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *