Kính gửi văn phòng Nptlawyer.com ;, tôi có một việc muốn nhờ văn phòng luật sư tư vấn như sau: Dòng họ tôi có một lăng mộ của cụ quan thái giám triều Nguyễn, theo thần phả được giữ ở Làng thì diện tích khu mộ là 1 sào 10 thước. Khu mộ này đã có từ thế kỉ 18, đến khi cải cách thì khu đất này bị hợp tác xã xung công chỉ còn phần chính của khu mộ được bao quanh bằng đá ong với diện tích khoảng 150 m2.

 Xin nói thêm là khu mộ này hiện nay đã được họ chúng tôi xây tường rào bao quanh, khu mộ này về mặt lịch sử và các tài liệu lịch sử thì đều công nhận là đất của dòng họ chúng tôi nhưng sau cải cách thì khu đất này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vào những năm 90 có một gia đình đặt trộm mộ vào khu mộ của họ chúng tôi, khi họ đặt không có ai biết. Sau đó họ có tôn tạo và xây lại, vào thời điểm đó dòng họ nhà chúng tôi không đồng ý cho họ xây nhưng họ xây trộm và đến khi họ nhà chúng tôi ra thì họ đã xây xong rồi. Bây giờ họ muốn tu sửa và cải tạo lại nhưng dòng họ chúng tôi không đồng ý và yêu cầu họ dừng việc tu sửa lại, không cho họ tu sửa, sửa chữa lại. Gia đình người có ngôi mộ viết đơn ra UBND xã yêu cầu hòa giải giải quyết tranh chấp. Khi đại diện dòng họ chúng tôi ra họp theo giấy mời thì UBND hòa giải để dòng họ tôi cho họ cải tạo ngôi mộ đó và có nói là cho họ tôi 10 ngày để họp, sau 10 ngày mà dòng họ tôi ko đồng ý cho họ cải tạo thì sẽ chỉ đạo và cử an ninh công an xã giám sát để cho gia đình họ cải tạo ngôi mộ trên khu lăng mộ của dòng họ chúng tôi. Tôi muốn nhờ văn phòng luật sư tư vấn giúp tôi: 1. Việc dòng họ chúng tôi yêu cầu gia đình kia dừng việc cải tạo, trùng tu mộ của nhà họ có vi phạm pháp luật không? 2. Dòng họ chúng tôi có quyền yêu cầu gia đình họ di chuyển ngôi mộ đó về nghĩa trang của địa phương không? 3. Dòng họ chúng tôi muốn xây dựng trong khuôn viên của khu mộ ( đã được xây tường rào xung quanh có được ko? 4. Việc chính quyền nói là nếu sau thời gian nhất định mà dòng họ chúng tôi vẫn không đồng ý cho xây dựng thì chính quyền sẽ cưỡng chế và cử công an xã đến bảo vệ cho gia đình kia tu sửa ngôi mộ. Việc làm đó của UBND xã là đúng hay sai? Trường hợp dòng họ chúng tôi muốn nhờ văn phòng mình đứng ra là đại diện để giải quyết việc này với gia đình có ngôi mộ đặt trộm trong khu lằng nhà chúng tôi cũng như đại diện để giải quyết với chính quyền xã thì phí dịch vụ là bao nhiêu? Rất mong nhận được sự hồi âm sớm của văn phòng luật sư. xin cảm ơn 

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai Nptlawyer.com ;. 

                                                                           

                                                                                Luật sư tư vấn pháp luật đất đai gọi:

Trả lời:

Kính chào và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Nptlawyer.com ; của chúng tôi.Với câu hỏi trên chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

 

I. Cơ sở pháp lý:

 Luật đất đai năm 2013 

 Nghị Định 43/2014 Hướng dẫn thi hành một số điều của luật đất đai

II. Nội dung phân tích

Theo như bạn nói thì Dòng họ bạn có một lăng mộ của cụ quan thái giám triều Nguyễn, theo thần phả được giữ ở Làng thì diện tích khu mộ là 1 sào 10 thước. Khu mộ này đã có từ thế kỉ 18, đến khi cải cách thì khu đất này bị hợp tác xã xung công chỉ còn phần chính của khu mộ được bao quanh bằng đá ong với diện tích khoảng 150 m2. Khu mộ này về mặt lịch sử và các tài liệu lịch sử thì đều công nhận là đất của dòng họ bạn nhưng sau cải cách thì khu đất này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Như vậy trong trường hợp này gia đình  của bạn có thể làm hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Điều 99 và Điều 100 Luật đất  đai năm 2013 quy định

Điều 99 Trường hợp sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ,quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;

Điều 100 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình,cá nhân ,cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

1 Hộ gia đình ,cá nhận sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp GCNQSDĐ,quyền sở hữu nhà ở vf tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e Giấy tờ về quyền sử dung đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất

g Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính Phủ

Như vậy chỉ cần gia đình bạn có  1 trong các giấy tờ như quy định trên thì gia đình bạn có thể xin cấp GCNQSDĐ

Điều 70 trình tự ,thủ tục đăng ký đất đai ,tài sản gắn liền với đất,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất

1 Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký

2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:

a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.

Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; đối với nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;

b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);

c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

3. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:

a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);

c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;

d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;

đ) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai;

e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);

g,Trường hợp người sử dung  đất đề nghị cấp gCNQSDĐ,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đên cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính,trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật,chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường ký cấp giấy chứng nhận QSDĐ,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ,cập nhật bổ sung việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính,cơ sở dữ liệu đất đai,trao GCNQSDĐ quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất  cho người được cấp,trường hợp hộ gia đình cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vớ ủy bạn nhận dân cấp xã để trao cho người được cấp.

4. Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:

a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

b) Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.

5. Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc quy định tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều này

1. Việc dòng họ chúng tôi yêu cầu gia đình kia dừng việc cải tạo, trùng tu mộ của nhà họ có vi phạm pháp luật không? 2. Dòng họ chúng tôi có quyền yêu cầu gia đình họ di chuyển ngôi mộ đó về nghĩa trang của địa phương không? 3. Dòng họ chúng tôi muốn xây dựng trong khuôn viên của khu mộ đã được xây tường rào xung quanh có được ko? 

Như vậy khi bạn làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cần gia đình kia dừng việc cải tạo, trùng tu ngôi mộ của nhà họ. Bạn có quyền yêu cầu gia đình họ di chuyển ngôi mộ của gia đình họ ra khỏi ngôi mộ của gia đình bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Và việc ban muốn xây dựng trong khuôn viên  của khu mộ nhà bạn thì bạn sẽ được xây dựng.Tuy nhiên nếu trong trường hợp gia đình ban chưa được cấp GCNQSD mà gia đình bạn có  một trong các giấy tờ chứng minh ngôi mộ đó là của gia đình bạn đã được nhà nước giao các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu mảnh đất đó thì bạn vẫn có thể yêu cầu họ dừng cải tạo tu sửa. Khi có tranh chấp đất đai xảy ra thì sẽ được hòa giả tranh chấp ở cơ sở( đây là quy định bắt buộc Theo khoản 1 Điều 202 Luật đất đai năm 2013).Tranh chấp  không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.( khoản 2 Điều 202)

Theo khoản 3,4 Điều 202 Luật đất đai

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Như vậy nếu như  UBNDX hòa giải không thành thì bạn có quyền  gửi đơn lên tòa án nhân dân giả quyết. theo khoản 1 Điều 203 Luật đất đai năm  2013

Điều 203 Thẩm quyền giả quyết tranh chấp đất đai.

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

 4. Việc chính quyền nói là nếu sau thời gian nhất định mà dòng họ chúng tôi vẫn không đồng ý cho xây dựng thì chính quyền sẽ cưỡng chế và cử công an xã đến bảo vệ cho gia đình kia tu sửa ngôi mộ. Việc làm đó của UBND xã là đúng hay sai? 

Như vậy  việc làm đó của ủy ban nhân dân xã là sai về UBND xã không có quyền cho gia đình bạn trong thời gian 10 ngày phải đồng ý nếu không đồng ý thì sẽ tiến hành cưỡng chế.UBND xã và công an  xã cũng không có thẩm quyền cưỡng chế gia đình ban vì thẩm quyền cưỡng chế đối với tranh chấp đất đai thuộc  về ủy bạn nhân dân huyện (theo khoản 3 Điều 70  Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế).

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật đất đai.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *