Xin chào luật sư! Hiện tại tôi và vợ có nhiều mâu thuẫn, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Tôi làm đơn xin đơn phương ly hôn, nhưng hiện tại vợ tôi không cung cấp giấy tờ. Tôi có lên ủy ban nhân dân nơi làm giấy chứng nhận kết hôn để xin cấp bản sao giấy chứng nhận kết hôn từ sổ gốc, nhưng bộ phận tư pháp yêu cầu phải có chữ ký của cả hai vợ chồng mới cấp bản sao.

Thứ nhất, Xin nhờ luật sư tư vấn cho tôi làm cách nào để xin cấp bản sao khi không có chữ ký của vợ. Thứ hai, hiện tại chúng tôi có những mâu thuẫn ngầm, không tìm được tiếng nói chung, đời sống ngột ngạt. Chúng tôi sống chung nhà, nhưng 2 năm qua không có đời sống tình dục, tôi ngủ riêng dưới sàn nhà dù chung phòng. Có được xem là ly thân không, Có được chấp nhận là căn cứ ly hôn không? Vợ tôi nhất quyết không chấp nhận dù không còn hạnh phúc. Xin nhờ luật sư tư vấn, với những mâu thuẫn ngầm như vậy, tôi cần trình bày thế nào để tòa chấp nhận?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân Nptlawyer.com ;. 

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gọi:

Trả lời:

Kính chào và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Nptlawyer.com ; của chúng tôi.Với câu hỏi trên chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

 

I Cơ sở pháp lý:

Nghị Định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao

Thông tư 01/2008 /TT-BTP hướng dẫn nghị định 158/2005

II Nội dung phân tích

Tại điều 60 Nghị định 158/2005/NĐ-CP  về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định Bản sao và thẩm quyền cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch:

“1. Bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch là bản sao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này, căn cứ vào sổ hộ tịch hiện đang lưu trữ, để cấp cho người có yêu cầu.

2. Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Tư pháp, nơi lưu trữ sổ hộ tịch thực hiện cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch. 

3. Người yêu cầu cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch có thể gửi đề nghị qua đường bưu điện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy đối với trường hợp này, bạn có thể xin cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn mà không cần phải có chữ ký của cả hai vợ chồng bạn . Và bạn lên Ủy ban nhân dân xã nơi vợ chồng đã đăng ký kết hôn, xin cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Theo khoản 1 Mục IV Thông tư 01/2008/TT-BTP

1. Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch

Trong trường hợp Sở Tư pháp cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch, mà các việc hộ tịch trước đây do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đăng ký theo quy định tại Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch, thì Sở Tư pháp dùng biểu mẫu bản sao (mẫu sử dụng tại Sở Tư pháp được ban hành theo Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP ngày 29 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) để cấp cho công dân. Khi sử dụng biểu mẫu này, Sở Tư pháp bổ sung thêm phần ghi về họ tên, chức danh của người đã ký trước đây vào biểu mẫu hộ tịch.

Về  Thành phần hồ sơ, bao gồm:
       • Bản Photocopy giấy chứng nhận kết hôn cần sao lục, nếu không có thì ghi thông tin vào Giấy đề nghị trích lục Giấy chứng nhận kết hôn
      • Giấy ủy quyền sao lục giấy chứng nhận kết hôn trong trường hợp đương sự không trực tiếp đến Sở nộp hồ sơ sao lục giấy chứng nhận kết hôn.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị trích lục Giấy chứng nhận kết hôn
 

Về việc bạn hỏi như trường hợp của bạn có được coi là ly thân hay không?

Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành hoàn toàn không có chế định về ly thân. Vì luật không quy định nên không có một định nghĩa chính xác về ly thân, cũng không có cơ quan, tổ chức nào đứng ra giải quyết cho ly thân theo hướng ra quyết định hoặc bản án công nhận cho ly thân. Trong quy định về căn cứ cho ly hôn cũng không có quy định là vợ chồng phải sống ly thân một thời gian rồi mới được ly hôn.

Ly thân, hiểu đơn giản là sự sống riêng giữa vợ và chồng, như là không ăn chung, ở chung, không sinh hoạt vợ chồng. Mục đích của ly thân, theo quy định của luật pháp các nước là để giảm thiểu những căng thẳng, xung đột gay gắt giữa vợ và chồng hoặc tránh những chuyện đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng thời để các bên có thời gian suy ngẫm, ăn năn hối cải, khắc phục lỗi lầm, sửa đổi tính tình, tha thứ cho nhau… để vợ chồng đoàn tụ, tiếp tục chung sống. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng nên trong thời gian sống ly thân, các bên vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với con chung và tài sản.

Mặt khác, nếu qua quá trình ly thân mà tình trạng vợ chồng vẫn trầm trọng, vợ hoặc chồng vẫn chứng nào tật nấy, không cảm thông, tha thứ cho nhau, không khắc phục lỗi lầm, không dung hòa… khi ấy, các bên có thể xin ly hôn.

Như vậy, ly thân là để hướng đến sự đoàn tụ, chứ không phải để hướng đến ly hôn. Với ý nghĩa đó, ly thân không phải là bước đệm để ly hôn. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian ly thân mà các bên vẫn không thể nào đoàn tụ được, lúc đó ly thân là cơ sở để tòa án xem xét giải quyết thủ tục ly hôn.

Như vậy ly thân không là căn cứ được chấp nhận để ly hôn 

Theo Khoản 1 Điều 56 Ly hôn theo yêu cầu của một bên.

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Về tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được được hướng dẫn cụ thể tại mục số 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP:

a)  Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

+   Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

+   Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

+   Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

b)  Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này.

Như vậy thì theo quy định của luật hoon nhân và gia đình năm 2014 thì tòa án khuyến khích hai bên hòa giải ở cơ sỏ ,và ki bạn nộp đơn ra tòa giải quyết ly hôn thì tòa sẽ thụ lý đơn theo yêu cầu của pháp luật tố tụng dân sự và tòa sẽ tiến hành hòa giải tại tòa án(Điều 53,54 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014)

Sau khi hòa giải không thành và có căn cứ về việc vợ chồng  vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.thì tòa sẽ tiến hành thụ lý giải quyết ly hôn.

Như vậy bạn phải chứng minh được  đời sống hôn nhân của vợ chồng bạn âm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án mới giải quyết cho bạn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật dân sự.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *