Kính gửi Luật sư! Tôi có vấn đề muốn được tư vấn. Cụ thể trước đây Ông bà nội của Cha em, trước khi qua đời có để lại một bản di chúc. Trong đó có viết rõ phân chia cho từng người bao gồm các con của ông bà mỗi người một phần khác nhau. Trong đó Cha em ( cháu nội đích tôn) được thừa hưởng phần hương hỏa tự để thờ cúng.

Sau này khi ông bà nội của Cha em qua đời thì những người con của ông/ bà (chú/cô của bố em) lại đi kiện cha em để dành lại đất hương hỏa (phần cha em được thừa hưởng theo di chúc ). Tòa cũng đã nhiều lần phân giải và đã xác nhận là phần đất đó thuộc quyền sở hữu của Cha em. Nhưng chẳng may Cha em hiện đã qua đời và trước khi mất cũng chưa lập di chúc. Và giờ thì những người em nói ở trên lại tiếp tục kiện để dành lại đất. Trong trường hợp này thì em (Con trai Trưởng của Cha, đã 24 tuổi) nên làm gì ạ! Và muốn tìm hiểu về luật này thì nên tìm hiểu ở sách nào ạ! Em chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai  của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật đất đai gọi: 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

1. Cơ sở pháp lý

Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội

Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định tại Điều 670 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì:

"Điều 670. Di sản dùng vào việc thờ cúng

1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật."

Như vậy, theo như quy định trên, ông cụ nội bạn mất có để lại di chúc chỉ định bố bạn là người được hưởng phần đất dùng để thờ cúng, thì nếu di chúc này hợp pháp, bố của bạn hoàn toàn có quyền được sử dụng phần di sản này mà không người nào có quyền kiện dành. Kể từ ngày mở thừa kế, bố của bạn hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất hoặc sử dụng bản di chúc của ông nội để hoàn thành thủ tục sang tên quyền sử dụng đất thì kể từ lúc này, quyền sử dụng mảnh đất trên thuộc về bố của bạn.

Trong trường hợp bố của bạn mất mà không để lại di chúc, thì theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, lúc này những di sản của bố bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó, cần xác định hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ và các con của bố bạn. Khi hàng thừa kế thứ nhất không còn ai, hoặc những người này từ chối nhận di sản thì hàng thừa kế thứ hai mới được hưởng (hàng thừa kế thứ hai gồm ông, bà, anh, chị). Còn trong trường hợp của bạn, bố bạn mất không để lại di chúc thì phần đất của ông cụ nội bạn để lại trở thành di sản thừa kế của bố bạn, từ đó, đối với phần di sản này mẹ của bạn, bạn và các anh, chị, em khác của bạn có quyền được hưởng mà không người cô hay chú nào có quyền kiện đòi. Nếu họ có hành vi kiện để dành quyền sử dụng mảnh đất thì cơ quan có thẩm quyền xét xử sẽ dựa trên những căn cứ của pháp luật để hủy bỏ yêu cầu của họ. Bạn có thể tham khảo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 tại chương XXIII và Chương XXIV.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email npttrinhlaw@gmail.com  hoặc qua tổng đài . Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.

Trân trọng ./.

Bộ phận Tư vấn Luật Dân sự.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *