Thưa luật sư! Tôi muốn nhờ luật sư cho tôi 1 việc như sau: Tôi cưới vợi ngày 30/04/2014 và hiện tại có 1 cháu trai được 11 tháng tuổi. Tôi năm nay 25 tuổi và vợ tôi 21 tuổi. Tôi đã tốt nghiệp ĐH còn vợ tôi thì học hết cấp 3. Hiện tại cuộc sống của vợ chồng tôi bị xáo trộn do sự can thiệp quá sâu của bố mẹ vợ vào đời sống của vợ chồng tôi dẫn đến tình trạng vợ chồng tôi có thể sẽ phải ly hôn.

Vợ tôi không thể tự quyết định được do mẹ vợ tôi là người độc đoán mọi chuyện trong gia đình là người nắm kinh tế. Gia đình ông bà nội bên nhà vợ tôi có nói và tham gia nhưng đều bị mẹ vợ  tôi chửi. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho tôi trường hợp nếu vợ chồng tôi phải ly hôn thì tôi có đc quyền nuôi con không? Hiện tại tôi có 1 cửa hàng kinh doanh tạp hóa nhà tôi nằm giữa trung tâm huyện Mỹ Đức HN. Trường học mầm non, cấp 1 cấp 2 cấp 3 đều ngay cạnh nhà. Bệnh viện huyện cách nhà 800m. Vợ tôi thì không có công việc. Bố mẹ vợ tôi thì vào Sài Gòn đi buôn bán làm thuê và thuê nhà trọ để ở. Còn nhà ở trên nhà vợ thì vẫn ở nhà cấp 4 của các cụ để lại từ ngày xưa. Tôi là con trưởng trong gia đình, con tôi lại là cháu đích tôn nên ông bà nội rất quý cháu. Cuộc sống vợ chồng tôi đôi lúc có mâu thuẫn do vấn đề công việc của tôi chưa ổn định. Vợ chồng tôi đã ra ở riêng, cửa hàng do vợ tôi quản lý buôn bán còn tôi thì kiếm việc để làm thêm do chưa được lấy bằng ĐH nên tôi chưa xin việc làm chính thức ổn định được. Luật sư xem xét giúp tôi xem tôi có thể giành quyền nuôi con hay không vì vợ tôi cũng muốn nuôi con và vợ chồng tôi không thỏa thuận được.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân của Nptlawyer.com ;.

Tư vấn luật hôn nhân gia đình , gọi: 

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

1. Cơ sở pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 

2. Nội dung tư vấn

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đinh 2014 quy định:

"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con"

Trong trường hợp của bạn, vì con bạn mới được 11 tháng tuổi nên theo quy định của pháp luật, con sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp bạn chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc vợ chồng bạn có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xem xét, quyết định trên cơ sở bảo đảm quyền lợi mọi mặt của con. Một số căn cứ có thể được xem xét như: điều kiện sống từ lúc cháu sinh ra đến khi ly hôn; đạo đức, lối sống có ảnh hưởng đến cuộc sống của cháu con sau này; điều kiện về kinh tế có thể bảo đảm cuộc sống cho con; điều điều kiện về chỗ ở và các điều kiện khác.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hôn nhân gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào luật sư Diễn Đàn Luật;! Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn trường hợp của tôi. Tôi và vợ tôi mới kết hôn 28/02/2016 và có con chung 6 tháng tuổi. Trước khi cưới tôi và vợ tôi sống chung nhưng do mâu thuẫn tình cảm tôi về quê 1 thời gian trong thời gian đó tôi xuống và phát hiện ra vợ tôi (lúc đó mới là bạn gái) có quan hệ bất chính với người khác từ lâu .

Cũng đúng là lúc phát hiện ra mang thai, do không xác định được chính xác con của ai,  tức giận sự phản bội tôi đã không chăm sóc nhìn nhận lúc mang thai. Sau khi sinh con tôi có về thăm, nhìn đứa bé tôi rất thương nó dù không biết chính xác là con mình hay không, tôi cũng không muốn đi xét nghiệm ADN nữa vì lúc đó chỉ có 2 lựa chọn. Nếu tôi nhận thì dù là con tôi hay không tôi vẫn là cha nó tổ chức đăng ký cưới xin và làm giấy khai sinh nếu không nhận thì bạn gái tôi ( vợ tôi) bây giờ chỉ có thể đem cho người khác nuôi vì giấu gia đình (chỉ có mẹ đẻ biết) . Sau khi suy nghĩ lại tình cảm tôi quyết định nhìn nhận đứa con và tổ chức cưới xin cũng như cách tục về pháp luật như đăng ký kết hôn làm giấy khai sinh cho con như bình thường. Và từ lúc về thăm con khi được 1 tháng tới nay tôi luôn chăm sóc nuôi dưỡng con tôi. Sau khi cưới thì chúng tôi vẫn mâu thuẫn không thể hoà hợp nên mới quyết định li hôn. Hoàn cảnh tôi như vậy nên tôi xin hỏi luật sư tư vấn mấy vấn đề sau. 

1. Ngày vợ tôi mang thai lúc sinh nở tôi không ở bên không có hỗ trợ chu cấp cho việc sinh con lúc đó vì 1 tháng sau khi sinh tôi mới thu xếp được thời gian về thăm con . Việc này có ảnh hưởng gì tới quyền nuôi con sau này của tôi không ?

2. Nếu giờ xét nghiệm ADN không phải con tôi nhưng tôi vẫn muốn chăm sóc con và nuôi con như bình thường có được quyền lợi và nghĩa vụ như pháp luật quy định có được không? ( Đứa bé giờ có nhiều nét giống tôi và quan trọng tôi thương yêu nó cũng như cảm nhận được cháu mang dòng máu của mình).

3. Sau khi li hôn giờ con còn nhỏ tôi cũng tìm hiểu qua nên vợ tôi sẽ được nuôi con và tôi sẽ chu cấp vấn đề đó tôi hoàn toàn đồng ý vì đó là trách nhiệm và bản thân tôi cũng muốn dành cho con tôi điều kiện tốt nhất . Vợ tôi ít hơn tôi 7 tuổi suy nghĩ chua thấu đáo công ăn việc làm cũng như học vấn đều không có , hay nói tục nói láo nên tôi muốn hỏi sau này tôi có thể dành được quyền nuôi con khi chứng minh được con tôi sống bên người đó bị ảnh hưởng xấu . Trong khi đó tôi có điều kiện chăm sóc giáo dục con tốt hơn ? Sau này tôi có quyền đón con về nhà tôi chơi 1 thời gian mà không ảnh hưởng gì tới cuộc sống của con tôi cả ví dụ như tết hay có công việc gì đó tôi muốn có chút thời gian bên con dạy dỗ con mình. Nếu nhà vợ tôi hay vợ tôi ngăn cản chửi tục chửi láo ngăn cấm quyền tôi thăm con và lâu lâu đón con về nhà chơi vài ngày tôi có thể báo việc này lên đâu. Nếu vợ tôi và nhà tôi cứ quá quắt theo kiểu chợ búa nói tục nói láo mà tôi vẫn luôn tuân thủ chu cấp cho con và không làm gì xấu ảnh hưởng tới con tôi và gia đình nhà nội tôi sẽ ghi lại những lời nói của họ chẳng hạn và điều kiện nuôi con của tôi tốt hơn thì khi con lớn hơn tôi có thể dành quyền nuôi con và chăm sóc con không? Địa chỉ thường trú của tôi ở LC, vợ tôi ở TB Hiện nay con tôi sống ở Thái Bình với mẹ ở nhà ông bà ngoại, còn tôi làm việc sống ở Hà Nội.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân  của Nptlawyer.com ;.

>>  Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến, gọi:  

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ phân tích:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn:

Về quyền nuôi con Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn và vợ đã làm đầy đủ các thủ tục khai làm giấy khai sinh cho con nên trong trường hợp sau khi có xét nghiệm ADN không phải là con bạn thì đó cũng chỉ là trên mặt sinh học, còn về pháp luật trên giấy tờ bạn vẫn là bố của bé nên hoàn toàn không có ảnh hưởng gì đối với việc giành quyền nuôi con, chăm sóc, cũng như cấp dưỡng sau này. Đối với vấn đề ngày vợ bạn mang thai lúc sinh nở bạn không ở bên không có hỗ trợ chu cấp cho việc sinh con, 1 tháng sau khi sinh bạn mới thu xếp được thời gian về thăm con thì khi đưa ra toà chỉ là một yếu tố bất lợi cho bạn khi giành quyền nuôi con, bạn nên có sự chuẩn bị cho vấn đề này.

Vì con bạn mới có 6 tháng tuổi nên trước khi bé tròn 3 tuổi thì quyền nuôi dưỡng sẽ thuộc về người mẹ, bạn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng trong trường hợp này. Sau đó, khi bé đã bước qua 3 tuổi bạn có thể thoả thuận hoặc đưa đơn rã toà về việc gìành quyền nuôi con.

Khi xem xét ai sẽ là người có quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau với mục đích tìm được người có thể đáp ứng tối đa yêu cầu cho sự phát triển của đứa trẻ. Nhìn chung Tòa án sẽ dựa trên 3 yêu tố sau:

+ Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

+ Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.

+ Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 7 tuổi trở lên).

Nếu bạn thực sự yêu thương con mình và có đủ khả năng chứng minh trước tòa rằng mình có thể đem lại cho con mình cuộc sống tốt đẹp hơn thì việc bạn giành được quyền nuôi con là hoàn toàn có thể.

Bên cạnh đó, Điều 82 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Theo đó:

"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."

Nếu bạn không được trực tiếp nuôi con thì vẫn có quyền được cấp dưỡng và thăm nom cháu bé. Không ai có thể cản trở quyền này của bạn. Do vậy chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc. Nếu bạn thực sự có khả năng để nuôi con một cách đầy đủ nhất, điều đó là tốt. Nhưng nếu bạn thấy vợ bạn là người có thể chăm lo tốt hơn cho con mình thì bạn có thể cân nhắc vấn đề này. Vậy nên chúng tôi mong bạn và vợ bạn có thể cân nhắc kĩ lưỡng vấn đề này vì tương lai con bạn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Tư vấn luật hôn nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kính chào Diễn Đàn Luật;,Thưa luật sư, tôi và chồng kết hôn năm 2011 đến nay, hiện tôi đã có 2 con trai , nhưng cuộc sông vợ chồng không hạnh phúc ,cải vã,nay tôi muốn li hôn và muốn nuôi cả 2 con. Tôi là giáo viên dạy hợp đồng lương khoảng 3,5tr/tháng .

Vậy khi li hôn tôi muốn nuôi cả 2 con co được không? và tôi và chồng ở cùng tỉnh nhưng khác huyện, lúc kết hôn đăng ký ở phía chồng ,hiện vợ chông tôi ở nhà thuê ở một huyện khác, vậy tôi phải nộp đơn li hôn ở đâu/ Rất mong luật sư tư vấn giúp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân và gia đình của Nptlawyer.com ;.

Trả lời:

Chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Nptlawyer.com ;,với thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004

Nội dung tư vấn:

1. Về việc nộp đơn ly hôn: Do thông tin chị cung cấp không cụ thể trường hợp ly hôn của vợ chồng chị là thuận tình ly hôn hay đơn phương xin ly hôn nên chúng tôi tư vấn cho chị theo hai trường hợp sau:

– Trường hợp thuận tình xin ly hôn: Các bên làm đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Tại điểm h khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau: “Toà án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”. Như vậy vợ chồng chị có thể lựa chọn tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn khi ly hôn cư trú.

– Trường hợp không thuận tình ly hôn: Các bên làm đơn xin ly hôn (có nguyên đơn và bị đơn). Tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ như sau: “Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”

Như vậy nếu chị là nguyên đơn trong vụ án ly hôn này thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 nêu trên chị phải nộp Đơn xin ly hôn nơi bị đơn cư trú, làm việc Tòa án nơi chồng đang cư trú để giải quyết.

2. Về vấn đề nuôi con

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Như vậy, việc quyết định người trực tiếp nuôi con căn cứ vào việc vợ hay chồng đáp ứng được điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con. (Căn cứ điều 81 Luật hôn nhân và gia đình)

 Trong trường hợp này, bạn không nêu rõ con bạn mấy tuổi nên nếu 2 đứa con của bạn dưới 36 tháng tuổi  thì bạn sẽ được quyền nuôi con xet về điều kiện thì lương tháng của bạn là 3,5 triêu cho thấy bạn đủ điều kiện để nuôi con.Nếu vợ chồng bạn không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án quyết định người được trực tiếp nuôi con.

Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần và phải xem xét đến nguyện vọng của con muốn được sống trực tiếp với ai để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng.

Cụ thể Tòa án sẽ xem xét một cách tổng hợp trên các phương diện sau đây để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng:

– Thứ nhất: Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

– Thứ hai: Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *