Xin luật sư tư vấn:Chuyện là như thế này em và vợ lấy nhau khi còn quá trẻ em sinh năm 91 còn vợ em sinh năm 95 và đã có 1 đứa con năm nay mới hơn 6 tháng tuổi gia đình bên vợ thì không mặm mà gì với cuộc hôn nhân này nên không đoái hoài gì tới cháu ngoại. Bà ngoại thậm chí còn chưa bế cháu lấy 1 lần vợ em sinh cũng không thấy mặt bà ngoại xuống còn vợ thì quá trẻ suy nghĩ nông can cưới rùi vẫn muốn có 1 cuộc sống riêng em thì là người kiếm tiền chính trong nhà nên sáng đi làm trưa về ăn cơm rồi tối mới lại về nên vợ ở nhà sinh hư kiếm hết người đàn ông này đến người đàn ông khác nói chuyện. Em có khuyên bảo thì nói với em là không nên xen vào đời tư của người khác và ai cũng có cuộc sống riêng rất nhiều lần như vậy em bỏ qua cho yên ấm cửa nhà rồi nhưng lần này em chịu không nổi nữa nên mới đuổi cô ý ra khỏi nhà khi đi cô ta không mảy may đả động gì đến con hết không hỏi han xem con có quấy khóc không có ăn được không……

Vậy mong các luật sư tư vấn dùm em nếu em muốn dành quyền nuôi con thì có được không vì cô ta không nhà không công việc gia đình thì không đoái hoài gì tới cháu chỉ sợ cho cô ta nuôi con thì chỉ khổ con mà thôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục  tư vấn Luật Hôn nhân gia đình    của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình   trực tuyến: 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

I Cơ sở pháp lý:

 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 

II Nội dung trả lời:

Trường hợp của bạn , khi vợ bạn không đoái hoài gì đến con của hai người và bạn muốn nuôi con,  con bạn mới chỉ được 06 tháng tuổi. Như vậy trong trường hợp này pháp luật về hôn nhân và gia đình không cho phép bạn có quyền ly hôn và quyền nuôi con sau khi ly hôn. Vì vậy để được nuôi con thì bạn cần phải có sự đồng ý của vợ bạn, đồng ý giải quyết ly hôn và đồng ý giao con cho bạn nuôi. Nói cách khác là bây giờ bạn phải thỏa thuận được với vợ của bạn về việc cả hai cùng thuận tình ly hôn và vợ bạn giao con chưa đủ 36 tháng tuổi cho bạn nuôi. Hoặc chỉ cần bạn và vợ bạn thỏa thuận được về việc thuận tình ly hôn thì khi con của hai bạn chưa đủ 36 tháng tuổi , nhưng vì bạn nói mẹ của cháu chưa có công việc ổn định thì như vậy khi tòa án giải quyết ly hôn Tòa án sẽ căn cứ vào những điều kiện tốt hơn khi con bạn ở cùng với ai và có thể tòa sẽ giao con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng. Vì vậy điều quan trọng nhất để bạn được quyền nuôi con là cần có sự đồng ý ly hôn của vợ bạn và có thêm cả sự thảo thuận sẽ giao con cho bạn nuôi là tốt nhất. Còn nếu không có sự đồng ý của vợ bạn thì bạn sẽ khóa có cơ hội để giàm quyền nuôi con ở hiện tại. Vì luật hôn nhân và gia đình không cho phép chồng yêu cầu ly hôn khi vợ có thai sinh con hoặc con dưới 12 tháng tuổi

Bạn hãy căn cứ vào các quy định dưới đây

Điều 51 Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Điều 55 Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Điều 81 Việc trông nom chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!                                  

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư hôn nhân. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *