Kính chào Nptlawyer.com ;, Tôi có vấn đề liền quan đến đất đai như sau: Ông bà tôi mất năm 1985,có diện tích đất là 1206m2, nhưng không có để lại di chúc. Trong thời giàn này ba tôi đã ở và sinh sống tren mảnh đất này, cưới mẹ tôi năm 1985, đến năm 1997 thì được cấp quyền sử dụng đất với diện tích là 2016m2.

Đến ngày 16-01-2008 ba tôi có họp gia đình bên nội và co làm biên bản chia đất,nhưng không có mặt và sự đồng ý của mẹ tôi ,sau đó do tranh chấp hai bên nên ba tôi không chấp nhận chia phần đất trong biên bản họp gia đình đó,và biên bản đó cũng chưa có sự xác nhân của cơ quan nhà nước và mẹ tôi. Hai bên đã làm đơn ra tòa, lần đầu tiên xử thì tòa đã tuyên bố nhà tôi thua kiện và phải chia đất. Gia đình tôi kháng cáo lên phúc thẩm và tòa đã hủy bỏ bản án sơ thẩm và yêu cầu xử sơ thẩm lại và đến lần phúc thẩm thứ hai cũng yêu cầu đưa về xử sơ thẩm nhưng lần phúc thẩm cuồi cùng gần đây đã tuyên bố gia đình tôi thua kiện và phải chia đất. Gia đình tôi đã gửi đơn ra Tòa án nhân dân tối cáo yêu cầu xử lại vụ việc trên nhưng đã được trả lời đơn như sau:

   + Do mẹ tôi không có quyền trong phần đất đó nên ý kiến của mẹ tôi không được chấp thuận;

   + Ý kiến thứ hai của đơn trả lời là do phần đất để lại không có di chúc nên lúc ba tôi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không thông báo cho các đương sự khác là không hợp lệ . Tuy nhiên theo tôi được biết bà tôi mất năm 1985, đến năm 1997 ba tôi mới đi làm giấy chủ quyền, thì có phải thời hạn chia thừa kế 10 năm đã hết
Như vậy, qua những vấn đề trên gia đình tôi có thể yêu cầu giám đốc thẩm không,và nếu được thì thủ tục thế nào hay có phương án nào khác để giải quyết không?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Nptlawyer.com ;

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư

Người gửi: Nguyễn Quang Minh

>> Luật sư tư vấn luật Đất đai qua điện thoại gọi số:  

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến

Trả lời:

Chào bạn, Nptlawyer.com ; đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Về vấn đề của bạn công ty xin giải đáp như sau:

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật dân sự năm 2005

– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004

– Nghị quyết số 02/1990/HĐTP ngày 19 tháng 10 năm 1990 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp lệnh thừa kế

Nội dung phân tích:

Thứ nhất, Về thời hiệu khởi kiện về thừa kế:

Theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế là mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, Thời điểm mở thừa kế là thởi điểm người để lại di sản chết. Trong trường hợp này thời điểm mở thừa kế được xác định là năm 1985. Theo đó, Thời hiệu khởi kiện về thừa kế được quy định tại Nghị quyết số 02/1990/HĐTP ngày 19 tháng 10 năm 1990 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp lệnh thừa kế như sau:

"  Đối với những việc thừa kế đã mở trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990, do đó:

  – Sau ngày 10-9-2000, đương sự không có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ thừa kế của người khác;"

Bên cạnh đó Đối với các trường hợp đã quá các thời hạn quy định tại điều này mà đương sự mới khởi kiện vì có trở ngại khách quan như đương sự bị mất năng lực hành vi, do ốm đau, tai nạn… thì Toà án vẫn thụ lý giải quyết theo thủ tục chung. Trong trường hợp đương sự đã không thực hiện quyền khởi kiện trong thời hạn quy định mà không có lý do chính đáng thì Toà án trả lại đơn khởi kiện cho đương sự theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự."

Tuy nhiên, theo quy định tại tiểu mục 2.4 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình

2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

b) Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền… thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản."

Như vậy, trong trường hợp này có thể Tòa án đã có những căn cứ để không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Bạn cần xác minh rõ vấn đề này.

Thứ hai, Về thủ tục giám đốc thẩm:

Quyền yêu cầu Tòa án thực hiện thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại điểm p, khoản 2, Điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 như sau:

Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

2. Khi tham gia tố tụng, đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

p) Phát hiện và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; "

Khoản 2 Điều 17 Bộ luật tố tụng dân sự quy định như sau:

"  Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm."

 

Điều 282. Tính chất của giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Điều 283. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;

3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật."

Điều 285. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

2. Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện."

Như vậy, khi xét thấy có những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bạn có thể thông báo cho những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục này để giám đốc thẩm hoặc tái thẩm bản án đã có hiệu lực tại phiên tòa phúc thẩm.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, theo theo tinh thần pháp luật. Chúng tôi rất mong nhận được hồi âm của bạn về vấn đề này và luôn sẵn sàng trao đổi những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty tư vấn của chúng tôi.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – Nptlawyer.com ;

—————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ PHÁP LÝ LIÊN QUAN:

1. Dịch vụ trước bạ sang tên nhà đất;

2. Tư vấn thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất;

3. Tư vấn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất;

4. Dịch vụ tư vấn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất;

5. Dịch vụ công chứng theo yêu cầu và tư vấn sang tên sổ đỏ;

6. Dịch vụ tư vấn đăng ký thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *