Kính chào Diễn Đàn Luật;! Tôi có một vấn đề, xin trình bày và mong được giải đáp :

N, năm 1978, gia đình tôi có khai phá một diện tích đất nông nghiệp, sau năm 1985 thì được cấp giấy CNQSD đất, và từ đó đến nay, gia đình tôi vẫn canh tác trên diện tích đất ấy bình thường mà không hề có sự tranh chấp nào. Khoảng đầu năm 1990, cha của tôi có dắt một gia dinh người cháu từ quê vào, cho làm nhà cấp 4 và ăn ở 1 thời gian trên 1 phần diện tích đất của nhà tôi (khoảng 2.500 m2). Trong lúc trà dư tửu hậu, cha tôi có khả hứa là cho gia đình người cháu ấy 1 phần của diện tích đất nhà tôi (khoảng 2.500 m2-nghĩa là phần đất mà gia đình tôi đã cho gia đình người cháu đấy ở vào lúc bấy giờ). Nhưng việc cho chác chỉ nói bằng lời chứ không hề có giấy tờ hoặc văn bản xác nhận việc cho ấy. Sau 1 thời gian trôi qua, vì gia đình người cháu ấy ăn ở không đàng hoàng nên cha tôi đã không đồng ý cho gia đình ấy tiếp tục định cư trên thửa đất của gia đình tôi nữa và buộc họ phải chuyển đi nơi khác sinh sống. Sau đó, gia đình người cháu đã mua một miếng đất giáp ranh với miếng đất nhà tôi và định cư từ lúc đó đến bây giờ (nghĩa là sau khi bị cha tôi từ chối cho việc ăn ở trên đất của gia đình tôi, họ đã chuyển đến nơi ở mới như tôi vừa nói).

Sự việc phát sinh:  Sau khi bị cha tôi đuổi đi khỏi phần đất đã được khả hứa cho họ, họ đã âm thầm kê khai phần đất ấy (khoảng 2.500 m2) vào diện tích đất sử dụng của họ mà không hề thông báo gì cho phía gia đình tôi được biết! Cho đến khi vỡ lẽ thì chúng tôi phải nhờ đến toà án để giải quyết phần đúng-sai. (Thời gian cấp lại giấy CNQSD đất-khi ấy, cả nhà e đang ở Huế để lo một số công việc, đến khi trở vào lại, đi nhận sổ mới về, gia đình cũng không để ý diện tích đất bị mất của mình trong sổ mới!) – Sau khi thủ tục hoà giải bất thành, ngày 16/9/2015, toà án nhân dân huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai mở phiên xử sơ thẩm về vụ tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi và gia đình phía bên kia! Trong quá trình xét xử, gia đình tôi đã chứng minh được phần đất ấy (2.500 m2 mà họ tự ý kê khai vào diện tích đất của họ) là bất hợp pháp và vẫn thuộc quyền sở hữu của chúng tôi; và các nhân chứng của gia đình tôi cũng chứng minh rằng đó là phần đất thuộc gia đình tôi vẫn khai thác từ xưa đến nay (vì trong số các nhân chứng, có người có phần đất giáp ranh với đất gia đình tôi; có người làm công cho gia đình tôi gần 20 năm-tính tới thời điểm này-vẫn còn làm)! Và bản án sơ thẩm được tuyên phần thắng thuộc về gia đình chúng tôi! Nhưng gia đình phía bên kia đã có đơn kháng cáo đề nghị phúc thẩm.

Tôi xin tóm lược lại ý của mình: + Cha tôi có khả hứa cho họ một phần diện tích đất nhưng cho bằng miệng chứ không có văn bản pháp lý hoặc giấy tay! + Sau đó họ tự ý kê khai phần đất ấy vào diện tích đất của họ! + Toà án cấp huyện sau khi thụ lý hồ sơ, hoà giải bất thành, xử sơ thẩm và tuyên án gia đình tôi thắng kiện. Vậy tôi xin được tư vấn:

+ Với tình tiết vụ việc như vậy, thì khi phúc thẩm, gia đình tôi có bị bất lợi gì về luật pháp không? Mặc dù chúng tôi hoàn toàn có khả năng chứng minh được phần đất ấy là tài sản hợp pháp của chúng tôi? Gia đình chúng tôi cần bổ sung những chứng cứ gì nữa trước khi dự phiên toà phúc thẩm?

+ Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định "Hủy bản án sơ thẩm" và hủy "Quyết định hành chính cá biệt", và sẽ mở phiên tòa Phúc thẩm vào ngày 30/12/2015. Và trong giấy thông báo gởi về gia đình tôi, thì thấy phía gia đình bên kia họ có ủy quyền lại cho luật sư-trong khi gia đình tôi thì không có luật sư. Vì khả năng hiểu biết luật có hạn, gia đình tôi sợ gặp phải bất lợi về mặt pháp lý và luật; vì vậy kính mong LS, với tình tiết mà tôi đã cung cấp như vậy, mong LS có thể tư vấn giúp cho gia đình tôi một hướng đi có lợi để đối chất trước phiên tòa.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai  của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai gọi:  

Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011.

Nội dung tư vấn :

1. Với tình tiết vụ việc như vậy, thì khi phúc thẩm, gia đình tôi có bị bất lợi gì về luật pháp không? Mặc dù chúng tôi hoàn toàn có khả năng chứng minh được phần đất ấy là tài sản hợp pháp của chúng tôi? Gia đình chúng tôi cần bổ sung những chứng cứ gì nữa trước khi dự phiên toà phúc thẩm?

Trước hết căn cứ theo Điều 242 LTTDS "Xét xử phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị."  theo đó dựa trên các căn cứ chứng cứ TA sơ thẩm đã thu thập, thể hiện trong hồ sơ vụ án cùng với các quy định của pháp luật TA phúc thẩm sẽ xét xử lại vụ án mà bản án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật như vậy theo như bạn nói bạn hoàn toàn có thể chứng minh được phần đất này là tài sản hợp của mình thì phiên tòa phúc thẩm sẽ tuân theo các quy định của pháp luật để ra bản án, nếu mảnh đất này thực sự là tài sản hợp pháp của bạn thì

Theo Điều 6 LTTDS :

"Điều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

2. Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định."

Vậy nếu có thể bổ sung thêm các chứng cứ khác chứng minh phần đất trên là tài sản của mình bạn hoàn toàn có quyền cung cấp cho cơ quan xét xử hoặc nếu cơ quan xét xử có yêu cầu thì bạn có nghĩa vụ cung cấp theo yêu cầu.

2. Hướng đi có lợi để đối chất trước phiên tòa.

Thủ tục tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo Điều 271 Luật TTDS :

"Điều 271. Nghe lời trình bày của đương sự tại phiên toà phúc thẩm

1. Trong trường hợp có đương sự vẫn giữ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát vẫn giữ kháng nghị và các đương sự không thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử phúc thẩm bắt đầu xét xử vụ án bằng việc nghe lời trình bày của các đương sự theo thứ tự sau đây:

a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến. Trong trường hợp tất cả các đương sự đều kháng cáo thì việc trình bày theo thứ tự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo là nguyên đơn và nguyên đơn; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo là bị đơn và bị đơn; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trong trường hợp chỉ có Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị; trong trường hợp vừa có kháng cáo, vừa có kháng nghị thì các đương sự trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo trước, sau đó Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị;

b) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khác có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến.

2. Trong trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì họ tự trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị và đề nghị của mình.

3. Tại phiên toà phúc thẩm, đương sự, Kiểm sát viên có quyền xuất trình bổ sung chứng cứ."

Theo đó nếu bên tranh chấp với bạn có luật sư là người đại diện thì luật sư sẽ đứng ra tranh luận tại phiên tòa giúp họ tuy nhiên nếu mảnh đất này thực sự thuộc quyền sở hữu hợp pháp của gia đình bạn thì cũng sẽ không có bất lợp về mặt pháp luật nào, để bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất gia đình bạn nên chuẩn bị những luận cứ có tính thuyết phục những gì sẽ trình bày trước phiên tòa cần được soạn thảo ra sẵn, bổ sung thêm chứng cứ là các nhân chứng và giấy tờ để trình bày với hội đồng xét xử, dựa trên các căn cứ pháp luật hội đồng xét xử sẽ ra bản án cuối cùng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật dân sự. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *