Chào luật sư! Nhờ luật sư giải đáp giúp tôi một vấn đề được ko? Tôi lấy chồng năm 2006 và ở chung với gia đình nhà chồng cho đến nay.chúng tôi đã có một con trai 6 tuổi.Giờ nếu tôi muốn ly hôn với chồng thì tài sản của chúng tôi sẽ tính thế nào?

Chúng tôi có một mảnh đất mang tên 2 vợ chồng tôi và hiện cả gia đình tôi đang ở mảnh đất đó .mảnh đất đó được bố mẹ chồng tôi mua cách đây 5 năm, xây nhà  và mua sắm đồ đạc.vợ chồng tôi lức đó đang nghỉ không lương đi học nên ko có điều kiện kinh tế.ngoài ra bố mẹ chồng tôi còn một mảnh đất mang tên hai ông bà và đã nói là cho cúng tôi nhưng ko sang tên. Năm 2012 bố mẹ đẻ tôi cho tôi một khoản tiền là 450 triệu đồng và chúng tôi đã xây nhà  trên mảnh đất mang tên bố mẹ chồng tôi nhưng cho đến giờ chúng tôi vẫn ko ở ngôi nhà đó mà cho thuê.trong qua trình làm nhà chúng tôi đã phải vay nợ thêm 500 triệu đồng nữa.

Hai vợ chồng tôi đều là giáo viên, nhưng do chồng tôi có tính lăng nhăng và tôi ko thể chấp nhận được điều đó nên tôi muốn ly hôn. Vậy xin hỏi luật sư về tài sản và con của chúng tôi trong trường hợp này sẽ giải quyết thế  nào?

Rất mong nhận được sự tư vấn nhanh nhất

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người gửi:  Pham thuy

>> Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua điện thoại gọi:  –

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản

Trả lời:

Ý kiến thứ nhất:

Chào bạn, theo quy định của luật hôn nhân và gia đình về việc chia tài sản khi ly hôn, thì nguyên tắc chung là chia đôi tài sản, có xét đến công sức đóng góp của mỗi bên. 

Theo như những gì bạn đã trình bày, thì khối tài sản đó sẽ được chia như sau:
+ Một mảnh đất mang tên 2 vợ chồng: chia đôi vì đây là tài sản chung của hai vợ chồng được tặng cho chung trong thời kỳ hôn nhân và có giấy tờ hợp pháp ghi nhận quyền sở hữu.
+ Mảnh đất mang tên hai ông bà và đã nói là cho vợ chồng bạn nhưng ko sang tên: trong trường hợp bạn phải chứng minh bố mẹ chồng bạn đã cho vợ chồng bạn mảnh đất đó. Nếu bạn chứng minh được thì đó là tài sản chung của vợ chồng bạn và được chia đôi.
+ Bố mẹ đẻ tôi cho bạn một khoản tiền là 450 triệu đồng: bạn phải chứng minh đươc là đó là tài sản bạn được tặng cho riêng thì đó sẽ là tài sản riêng của bạn trong giá trị của ngôi nhà ( sau khi đã trừ đi nghĩa vụ khoản vay nợ 500 triệu)
+ Trong qua trình làm nhà vợ chồng bạn đã phải vay nợ thêm 500 triệu đồng nữa: hai bạn sẽ cùng liên đới chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ, mỗi người là 250 triệu đồng.
+ Phần còn lại của giá trị ngôi nhà (nếu còn) thì chia đôi.
 

Ý kiến thứ hai:
Cảm ơn bạn đã gửi những thắc mắc của mình về cho công ty chúng tôi. Câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
1/ Phân chia tài sản:
– Bởi vì mảnh đất vẫn mang tên bố mẹ chồng của bạn nên trong trường hợp này mảnh đất này không thuộc về vợ chồng bạn mặc dù "cho cúng tên của bạn".
– Số tiền 450 triệu bố mẹ bạn cho nếu không có thỏa thuận gì khác thì nó là tài sản chung của cả 2 vợ chồng bạn, vì vậy những tài sản phái sinh trên số tiền đó thuộc về hai vợ chồng bạn.
– Số tiền vay nợ 500 triệu VNĐ là số tiền vay chung của cả vợ lẫn chồng. Theo quy định tại Điều 25 luật hôn nhân và gia đình, thì vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.
Tại khoản 3, Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
 
Như vậy, khi Tòa án giải quyết vụ kiện ly hôn, nếu vợ, chồng có yêu cầu chia tài sản và giải quyết khoản nợ chung, thì Tòa án sẽ thụ lý giải quyết trong cùng một vụ án.
 
Theo đó, nếu vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có giao dịch với người khác để vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình (như sửa chữa, xây dựng nhà ở..), mà nay vợ, chồng không tự thỏa thuận được nghĩa vụ trả nợ là nghĩa vụ chung của vợ chồng, hay riêng của vợ hoặc chồng và có yêu cầu Tòa án giải quyết, thì Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ, lời khai để đánh giá, kết luận có hay không việc vay nợ; mục đích vay nợ, việc sử dụng tài sản vay nợ cho nhu cầu chung của gia đình, hay nhu cầu riêng của vợ, hoặc chồng.
2/ Quyền trực tiếp nuôi con:
"Điều 92 Luật HNGĐ 2000 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
1.  Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2.  Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

Vì con của bạn đã 6 tuổi nên quyền trực tiếp nuôi con giữa hai vợ chồng bạn là ngang nhau. Vấn đề này hai bạn có thể tự thỏa thuận, nếu không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xem xét và căn cứ vào điều kiện kinh tế, đời sống của mỗi bên để có thể đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của con.

Trân trọng./.
BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT- Nptlawyer.com ;

————————————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. Tư vấn thủ tục ly hôn;

2. Dịch vụ tư vấn pháp luật lĩnh vực Hôn nhân gia đình;

3. Dịch vụ tư vấn pháp luật: Lĩnh vực hôn nhân gia đình;

4. Luật sư Bảo vệ trong các vụ án Hôn nhân và gia đình;

5. Luật sư đại diện tranh tụng lĩnh vực Hôn nhân – Gia đình;

6. Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án dân sự – hôn nhân – gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *