Xin chào luật sư! Tôi là Nguyễn Thị Minh Trang, tôi muốn ly hôn với chồng vì chồng tôi đã ngoại tình. Vì khuyên can không được nên tôi quyết định ly hôn.

Chúng tôi kết hôn năm 2014 và có với nhau 1 đứa con (11 tháng tuổi), chồng tôi đã bỏ nhà đi theo tình nhân được 3 tháng nay không liên lạc được cũng không biết anh ta ở đâu, làm gì, dùng số điện thoại nào? Tôi đã làm đơn ly hôn nộp về nơi anh ta trước đây sinh sống nhưng người ta không nhận, vì họ nói tôi không rõ nơi ở của anh ta nên họ không thể nhận đơn của tôi, họ yêu cầu tôi phải xác minh, nhưng khi đi xác minh thì người ta nói phải chính người đó (là chồng tôi) đi thì mới chấp nhận xác minh, bây giờ tôi không biết anh ta nơi nào nữa, tôi muốn ly hôn và không muốn dính dáng gì với anh ta. Xin hỏi luật sư tôi phải làm sao? Tôi cần làm gì? Tôi với anh ta có con chung nhưng tôi không muốn con tôi gặp anh ta hay cần anh ta chu cấp, tôi có thể xin toà về việc này được không?

Xin cảm ơn! 

Người gửi: P.T.H

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân và gia đình của Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình gọi:

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Nptlawyer.com ;. Câu hỏi của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

 

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011.

Nội dung tư vấn:

Thứ nhất, trong trường hợp của bạn vẫn có thể nộp đơn ly hôn tại thời điểm này:

Căn cứ vào quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu:

"1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết".

Như vậy, để có thể khởi kiện ly hôn được bạn phải gửi đơn khởi kiện ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng hoặc nơi chồng bạn có tài sản.

Nơi cư trú hợp pháp là nơi có hộ khẩu thường trú hoặc nơi có đăng ký tạm trú.

Nơi cư trú cuối cùng là nơi chồng bạn đã sinh sống ở đó trước khi bạn không xác định được địa chỉ của chồng bạn bây giờ.

Thứ hai, về thủ tục ly hôn đơn phương:

Ly hôn đơn phương là chỉ có một bên vợ hoặc chồng muốn ly hôn, tự nguyện ký vào Đơn ly hôn. Đơn xin ly hôn phải có xác nhận của UBND cấp phường về nguyên nhân ly hôn, mâu thuẫn vợ chồng. Trước khi xác nhận, tổ hòa giải ở cấp phường sẽ tiến hành hòa giải 3 lần. Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, tòa án khi tiếp nhận đơn xin ly hôn đơn phương sẽ tiến hành hòa giải tại tòa. Nếu hòa giải không thành, tòa án sẽ tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Căn cứ chính để tòa giải quyết cho ly hôn đơn phương là: tình trạng hôn nhân trầm trọng, không thể kéo dài.
+ Hồ sơ ly hôn bao gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);
– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
– Đơn xin ly hôn đơn phương (Theo mẫu: 
đơn xin ly hôn đơn phương
+ Nơi nộp hồ sơ :  
Tòa án nhân dân quận, huyện nơi cư trú cuối cùng của bị đơn – người không đồng ý ly hôn.
+ Thời gian giải quyết:  04 đến 06 tháng
+ Vấn đề phân chia tài sản khi ly hôn:

Theo Khoản 1 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn:

"Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2,3,4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2,3,4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

Thứ ba, về quyền nuôi con

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Với quy định như trên, khi con bạn mới được 11 tháng tuổi thì bạn hoàn toàn có quyền nuôi con.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về doanh nghiệp và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác bạn có thể trực tiếp đến văn phòng của công ty chúng tôi ở địa chỉ: Phòng 802, Tòa nhà VNT, số 19, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội. Hoặc bạn có thể liên hệ qua địa chỉ email lienhe@Nptlawyer.com.vnhoặc gọi điện để được tư vấn qua tổng đài .

Trân trọng.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *