Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Ba mẹ tôi có miếng đất khoảng 200 m2 (2 sào) của ông bà để lại và đã làm sổ đỏ năm 1992. Đứng tên là ba tôi và thừa kế là mẹ tôi.

Đây là tài sản chung của ba mẹ tôi sau khi 2 người cưới nhau, chính mẹ tôi là người đi làm sổ đỏ. Một khoảng thời gian sau ba tôi có đưa cho 2 cô của tôi mượn rồi 2 cô tự ý tách bìa thành 2 bìa tên của 2 cô ấy. Tôi không biết ba tôi có ký kết gì không nhưng chắc chắn là mẹ tôi không ký kết gì. Giờ các cô không chịu trả lại đất đai cho nhà tôi.

Tôi muốn hỏi luật sư là tôi hoặc mẹ tôi kiện lên tòa có được không (ba tôi vì tình nghĩa anh em lên cứ lăn tăn)? Không hiểu tại sao 2 cô của tôi lại có thể sang tên bìa trong khi chưa có chữ ký của cả ba và mẹ tôi ? Trong trường hợp của nhà tôi thủ tục kiện ra tòa như thế nào?

Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: D.L

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

 

Luật sư tư vấn luật đất đai gọi số: 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Nptlawyer.com ;. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự năm 2005

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011

luật tố tụng hành chính năm 2010

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nội dung phân tích:

Bạn có khẳng định mảnh đất 200 m2 là tài sản chung của bố, mẹ bạn. Căn cứ vào điều 35 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì :" việc định đoạt sử dụng tài sản chung đều phải được sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Đối với những tài sản là bất động sản, động sản phải đăng kí nguồn sở hữu, tài sản đang là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình thì việc thỏa thuận liên quan đến việc định đoạt, sử dụng  tài sản phải được lập thành văn bản có chữ kí của cả ai vợ chồng."

Trong bài viết gửi đến công ty bạn không chắc chắn là bố của bạn có kí giấy tờ như chuyển nhượng, tặng cho cho các cô của bạn không nhưng bạn chắc chắn là mẹ bạn không hề kí giấy tờ gì cả. Do đó bạn cần hỏi lại bố của bạn, nếu bố bạn có kí kết một hợp đồng  như tặng cho hay chuyển nhượng thì căn cứ vào điều 122 và điều 128 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì hợp đồng này sẽ vô hiệu do vi phạm quy định pháp luật về chủ thể kí kết hợp đồng (vì việc định đoạt tài sản chung của vợ, chồng phải được cả hai người đồng ý). Theo quy định điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 thì đây là tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền của tòa án. Do đó gia đình bạn có thể khởi kiện yêu cầu tòa án cấp huyện nơi có bất động sản tuyên bố hợp đồng mà bố bạn đã kí kết là vô hiệu ( điều 33, điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011).

Căn cứ vào điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005 thì :

“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường 

Ngoài ra gia đình bạn cũng có thể đồng thời hoặc lựa chọn một phương thức khởi kiện khác là khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước trong việc cấp sổ đỏ cho hai cô của bạn. Rõ ràng trong trường hợp này cơ quan nhà nước đã vi phạm quy định của phạm luật khi cấp sổ đỏ cho các cô của bạn khi chưa có đầy đủ giấy tờ hợp lệ. Do đó căn cứ vào điều 28, điều 29 Luật tố tụng hành chính năm 2010 bạn có thể khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đến tòa án nhân dân huyện nơi có bất động sản.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn của Công ty chúng tôi. Nếu còn thắc mắc bạn vui lòng liên hệ qua địa chỉ email: npttrinhlaw@gmail.com hoặc qua tổng đài  để được tư vấn

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hôn nhân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *