Thưa Luật sư, mong Luật sư giải đáp cho tôi trường hợp sau: Tôi lập gia đình được 5 năm . Do sống không hợp nên tôi và vợ cùng đồng tình ly hôn. Nhưng vợ kiên quyết không cho tôi nuôi con mà cứ bắt tôi phải viết trong đơn li hôn là con theo mẹ.

Tôi thì đang làm kế toán trong đơn vị HCSN trong huyện. Hiện tại vợ tôi đi làm tại khu công nghiệp cách nơi ở 70km được 2 tháng. Vậy xin Luật sư tư cho hỏi tôi có quyền được nuôi con hay không. Hồ sơ li hôn phải có những giấy tờ gì.

Xin cảm ơn!

Người gửi: N. Giang

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật lĩnh vực hôn nhân gia đình của công ty Nptlawyer.com ;

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 

Trả lời:

Chào bạn! Vấn đề của bạn Nptlawyer.com ; xin được trả lời như sau:

Căn cứ pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004

Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011

Theo bạn trình bày thì hai vợ chồng bạn thuận tình li hôn nhưng vợ bạn lại muốn giành quyền nuôi con. Về vấn đề này nếu hai ban không thể thỏa thuận được thì khi ra tòa Tòa án sẽ giải quyết. Vì bạn không nêu rõ con bạn năm nay bao nhiêu tuổi nên chúng tôi chia làm hai trường hợp như sau:

Nếu con bạn dưới 36 tháng tuổi: Thì về mặt nguyên tắc " con dưới 36 tháng tuổi do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp  người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Như vậy mặc dù con dưới 36 tuổi nhưng nếu bạn chứng minh được vợ củ bạn không có đủ khả năng  về điều kiện vậy chất cũng như tinh thần đảm bảo ho sự phát triển của con trong khi bạn đáp ứng được thì có thể bạn vẫn có quyền nuôi con."

nếu con bạn trên 36 tháng tuổi: Trong trường hợp con bạn trên 36 tháng thì lúc này người mẹ không còn quyền ưu tiên nữa nên vợ chồng bạn thỏa thuận với nhau mà không được thì Tòa án sẽ căn cứ vào khả năng của vợ  chồng bạn. Như bạn trình bày thì vợ của bạn đi làm ở khu công nghiệp cách xa nhà 70km như vậy thì rất khó khăn cho việc chăm lo, chăm sóc con. Vì vậy khi ra tòa bạn có thể trình bày những điều kiện thuận lợi của bạn để Tòa xem xét. Nếu con bạn từ  7 tuổi trở lên thì sẽ xem xét đến nguyện vọng của con.

Vấn đề nuôi con sau ly hôn thì theo quy định tại Điều 81 Luật HNGĐ như sau: 

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Về hồ sơ ly hôn thuận tình bạn phải chuẩn bị những giấy tờ sau đây:

– Đơn yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn ( theo mẫu);

– Giấy chứng nhận ĐKKH ( bản chính);

– CMND của vợ, chồng ( bản sao có chứng thực);

– Sổ hộ khẩu ( bản sao có chứng thực);

– Giấu khai sinh của con( bản sao có chứng thực);

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua điện thoại gọi .

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hôn nhân gia đình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *