Kính chào luật sư! Tôi xin phép được trình bày câu hỏi của mình. Ông ngoại và bà ngoại tôi đều đã mất, ông bà có để lại một mảnh đất 5000m2, và có 7 người con gồm 3 trai và 4 gái, tất cả bảy người con đều sinh sống và xây nhà trên mảnh đất này . Tuy nhiên không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hay sử dụng đất. Và vì ông bà mất đã lâu nên hiện tại 7 người con đều muốn chia tài sản.

 Tuy nhiên có 3 người trong số 7 người con không muốn chia đều và muốn dành phần hơn, mỗi khi họp bàn về chuyện chia tài sản đều xảy ra tranh chấp và cãi vã (những người không đồng ý chia đều thường sử dụng bạo lực), và bảy người đã không thể cùng ngồi bàn bạc với nhau, cả bảy người con đều không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hay sở hữu mảnh đất này. Vậy thưa luật sư cho tôi hỏi phần tài sản này sẽ được chia như thế nào và quy trình ra sao, cần những giấy tờ và thủ tục gì?Xin chân thành cảm ơn luật sư!

Người gửi: H.Y

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai của Nptlawyer.com ;. 

                                                               

                                                                   Luật sư tư vấn pháp luật đất đai gọi:

 

Nội dung trả lời

Kính chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

 

Cơ sở pháp lý:

Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội.

Nội dung phân tích:

Được biết ông bà ngoại bạn đều đã mất, ông bà có để lại một mảnh đất 5000m2 và có 7 người con gồm 3 trai và 4 gái  đều sinh sống và xây nhà trên mảnh đất này . Tuy nhiên không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hay sử dụng đất. Và vì ông bà mất đã lâu nên hiện tại 7 người con đều muốn chia tài sản.Tuy nhiên có 3 người trong số 7 người con không muốn chia đều và muốn dành phần hơn. Mỗi khi họp bàn về chuyện chia tài sản đều xảy ra tranh chấp và cãi vã ( những người không đồng ý chia đều thường sử dụng bạo lực) và bảy người đã không thể cùng ngồi bàn bạc với nhau, cả 7 người con đều không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hay sở hữu mảnh đất này. Trơng trường hợp này chúng tôi xin tư vấn như sau:
 
– Xét thấy, mảnh đất gia đình bạn đang có tranh chấp thừa kế chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy trước khi chia thừa kế cho mảnh đất này thì buộc phải làm thủ tục xin cấp quyền sử dụng đất cho mảnh đất này. Và một trong bảy người con sẽ viết một văn bản thỏa thuận ủy quyền cho một trong bảy người đứng ra thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Người được ủy quyền sẽ nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Phòng Tài Nguyên Môi Trường nơi có đất. Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT;
+ Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;
+Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
Trường hợp  muốn đăng ký chứng nhận quyền sở hữu mảnh đất này , công trình xây dựng gắn liền trên đất, cây lâu năm, bạn tham khảo thêm Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP để chuẩn bị tài liệu cho phù hợp.
 
– Mặt khác, Việc 3 người trong số 7 người con không muốn chia đều và muốn dành phần hơn. Điều này sẽ không được Tòa án chấp nhận khi có tranh chấp về thừa kế trừ khi ông bà ngoại bạn có để lại di chúc cho 3 người kia được hơn. Như vậy những người cùng hàng thừa kế sẽ được phân chia đều nhau được quy định tại Điều 632 Bộ luật dân sự 2005 Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân :" Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật." . Ông bà ngoại bạn mất không để lại di chúc và nếu 7 người con thỏa thuận được phần thừa kế của mình còn nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ phân chia thoe pháp luật và 7 người con sẽ được nhận phần thừa kế bằng nhau mà thôi.
– Sau khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong trường hợp này có 7 người cùng được quyền hưởng thừa kế, khi khai nhận và phân chia di sản thừa kế thì thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Phòng Công Chứng hoặc Văn Phòng Công Chứng.
Hồ sơ khai nhận và phân chia di sản thừa kế bao gồm:
+ CMND, Hộ khẩu, Giấy khai sinh của 7 người trong diện thừa kế;
+  Giấy chứng tử của ông bà ngoại bạn 
+  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc các giấy tờ khác như đã nêu trên)
Như vậy, 7 người con thừa kế khác muốn thừa hưởng phần di sản của họ thì họ sử dụng biên bản phân chia di sản để thực hiện thủ tục tách thửa xin cấp sổ đỏ riêng cho phần đất được thừa kế.
Nguyên tắc hưởng:
Căn cứ khoản 2 Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005:
"2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau."
Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email: npttrinhlaw@gmail.com  hoặc qua Tổng đài tư vấn: .

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Nptlawyer.com ;!

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN  PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *