Thưa luật sư! Vợ chồng đã ly hôn và người cha (mẹ) ko nuôi con có trách nhiệm đưa tiền nuôi con hàng tháng cho người được nuôi con theo thoả thuận. Vậy xin hỏi luật sư nếu người cha (me) không nuôi con, không đưa tiền cho người nuôi con thì phải làm gì ạ? Xin cam on!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật  của Nptlawyer.com ;.

Tư vấn luật hôn nhân và gia đình, Gọi: 

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật Hôn nhân Gia đình 2014 

– Nghị định số 110/2013/NĐ-CP  ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án,…

– Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 

2. Luật sư tư vấn:

Theo khoản 2 điều 82 luật HNGĐ thì: "2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.". 

Xét 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Nếu con đã đủ 18 tuổi và không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan thì người không trực tiếp nuôi dưỡng sẽ không còn nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con nữa!

Trường hợp 2: Con chưa đủ 18 tuổi hoặc đã đủ 18 tuổi nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan thì người không trực tiếp nuôi dưỡng buộc phải có nghĩa vụ cấp dưỡng với cháu. Nếu vậy, trong trường hợp này, người có nghĩa vụ cấp dưỡng đã không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với con chung của 2 người. Trường hợp người đó cố tình trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chị “có quyền yêu cầu tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó”, theo quy định tại khoản 1 Điều 119 luật HNGĐ 2014.

Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án,… không quy định trực tiếp biện pháp xử phạt đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên hành vi này được quy định chung tại điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP, theo đó, hành vi “không thực hiện công việc phải làm… theo bản án, quyết định” của tòa án có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Theo quy định tại Điều 152 Bộ luật hình sự 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009): “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm".

Tham khảo bài viết liên quan:

Xử lý thế nào khi chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng? 

Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng ? 

 Điều kiện cấp dưỡng cho con sau ly hôn? 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật hôn nhân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *