Xin chào Nptlawyer.com ;, em có câu hỏi sau xin được giải đáp: Gia đình em có bán 1000m2 đất, bên bán có trả trứơc 600m2 thôi, sau đó mâu thuẫn gia đình em ko bán nữa, ra tòa thì tòa án tỉnh Lâm Đồng đã cho quyết định cho nhà em lấy lại đất sau khi đôi bên đã đóng phạt.

Nhưng giờ bên mua vẫn không chịu trả đất vì họ đòi tài sản trên đất của 400m2, trong khi giấy tờ trên đất là cà phê,cho nên bên thi hành án không thi hành được trong khi đã có quyết định đất của nhà em, bên em có làm đơn khiếu nại. Vậy em phải làm sao để tòa giải quyết và bên mua đòi lại tài sản như vậy có đúng không. Mà giờ bên mua vẫn sử dụng đất đó, nhà em có quyền báo địa phương không ạ.
Thứ hai, nhà em có bán cho ông A 1 lô đất, hẹn từ ngày 15/52008 bán thiếu đến 30/12/2008 không tính lời, còn ngoài ra phải chịu tiền lời, tổng tiền là 770 triệu, trả ttrước 400 triệu, cho đến 30/12/2010 là chấm dứt hợp đồng là trả vốn lẫn lãi. Nhưng bên ông A không chịu trả lãi, vậy gia đình em kiện ra tòa có đòi đựơc tiền lãi đó không ạ, Nếu được thì theo điều mấy ạ.
Xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: Phuong 
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật
  của Nptlawyer.com ;.

>> Tư vấn luật đất đai trực tuyến gọi:

 

Trả lời

 1. Cơ sở pháp lý

-Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội;

-Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự của Quốc hội, số 65/2011/QH12;

– Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 của Quốc hội;

-Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự của Quốc hội, số 64/2014/QH13.

2.Nội dung trả lời

2.1.Thứ nhất về vấn đề phải làm sao để tòa giải quyết và bên mua đòi lại tài sản như vậy có đúng không?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự năm 2008:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2. Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành.”

Căn cứ khoản 5 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa dổi, bổ sung năm 2014:

“4. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:

“Điều 7. Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án

1. Người được thi hành án có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật này;

b) Được thông báo về thi hành án;

c) Thỏa thuận với người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án;

d) Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;

đ) Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;

e) Không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện;

g) Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;

h) Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

i) Chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác;

k) Được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;

l) Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.”

Căn cứ khoản 19 Điều 1 Luật Thi hành án sửa đổi, bổ sung năm 2014:

“Điều 45. Thời hạn tự nguyện thi hành án

1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

2. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này.”

Căn cứ Điều 46 Luật Thi hành án năm 2008:

“Điều 46. Cưỡng chế thi hành án

1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.

2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.”

Căn cứ Điều 70 Luật Thi hành án năm 2008:

“Điều 70. Căn cứ cưỡng chế thi hành án

Căn cứ để cưỡng chế thi hành án bao gồm:

1. Bản án, quyết định;

2. Quyết định thi hành án;

3. Quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong toả tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án.”

Căn cứ Điều 71 Luật Thi hành án năm 2008:

“Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án

1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.”

Như vậy trong trường hợp này thì bạn có quyền yêu cầu cơ cơ quan thi hành án tiến hành biện pháp cưỡng chế thi hành án theo Điều 71 nếu khi hết thời hạn 10 ngày kể từ bên mua  nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

Căn cứ Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005:

“Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”.

Như vậy căn cứ vào quy định nêu trên xem xét vấn đề bồi thường thiệt hại giữa hai bên .

2.2.Thứ hai về vấn đề  gia đình em kiện ra tòa có đòi đựơc tiền lãi đó không ạ, Nếu được thì theo điều mấy ạ.?

Căn cứ khoản 5 Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011:

“Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.

9. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

10. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

11. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

12. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.”

Căn cứ khoản 10 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011:

10. Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 35. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

c) Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.”

Như vậy trong trường hợp này giữa hai bên có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng dân sự năm bạn có thể làm đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân nơi ông A đang cư trú, làm việc.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *