Xin chào luật sư! Tôi có tranh chấp quyền sử dụng đất nhờ luật sư tư vấn: Cha tôi có 5 thửa đất số 341,342,343,344 được cấp giấy chứng nhận QSDĐ năm 1997, do ông Nội tôi để lại cho cha tôi ( có người xác nhận ) canh tác . Đến năm 2001 cha tôi mất, tôi thừa kế toàn bộ 5 thửa đất trên có sổ đỏ năm 2002.

Riêng thửa 343 có diện tích 4700m2 không có trong mục kê 299 năm 1983, là thửa cha tôi cất nhà ở từ năm 1940 cho đến nay. Trong năm 1971 cha tôi có cho bà B ( cô đơn 1 mình ) ở nhờ 1 phần đất có diện tích khoản 600m2 thuộc thửa 343 ( không có giấy ) đến mãn đời bà B phải trả lại đất cho cha tôi. Cho đến 1999 có vợ chồng cháu nội gái về ở chung bà B. Đến 2001 bà B mất , 2004 vợ chồng cháu gái di dời nhà sang đất khác để ở cho đến nay, nhưng không trả lại đất cho tôi. Tôi xin hỏi là : Tôi có lấy lại phần đất 600m2 đó được không?

Tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

>> Luật sư tư vấn luật đất đai gọi:

Trả Lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2005

Bộ luật đất đai năm 2013

2. Nội dung tư vấn

Điều 168 Bộ luật dân sự về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản tại khoản 1 quy định:

“Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. 

Như vậy, theo như thông tin mà bạn cung cấp thì cha bạn đã cho bà B mảnh đất  343 có diện tích 4700m2 nhưng không có giấy tờ gì. Trong trường hợp mảnh đất trên có sổ đỏ vẫn mang tên cha bạn thì quyền sở hữu mảnh đất đó vẫn thuộc về cha bạn. Và khi bạn được hưởng thừa kế mảnh đất trên từ cha của bạn và xác lập quyến sở hữu đối với mảnh đất đó thì bạn hoàn toàn có quyền đòi lại mảnh đất đó. Việc cháu nội bà B không trả thửa đất nêu trên là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Trong trường hợp có tranh chấp, bạn có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án huyện/quận,thị xã nơi bạn cư trú để tiến hành giải quyết vấn đề trên cho bạn theo quy định tại điều 35 BLTTDS.

Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai như sau:

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật đất đai.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *