Xin chàoluật sư! Hiện em đang xây nhà và xây hàng rào xung quanh, xây hàng rào trên phạm vi theo giấy quyền sử dụng đất, nhưng chủ đất sát bên kiện, vì trên giấy QSDĐ là bên em 20m ngang ( em chỉ xây có 19,2m), bên kia 12m ngang, nhưng trên thực tế thì tổng hai lô đất là 30,5m ( tức thiếu 1,5m), sau khi hoà giải không thành công ngày 15/5/2015 tại hội đồng hoà giải của phường. Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: P.H

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật đất đai gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Nptlawyer.com ;. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật Đất đai 2013 

Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011 

Nội dung phân tích:

Theo quy định của pháp luật, để giải quyết tranh chấp về đất đai thì hòa giải tại địa phương là thủ tục bắt buộc đầu tiên. Trong trường hợp của bạn, thủ tục này đã tiến hành nhưng không giải quyết được vấn đề tranh chấp này. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi công bằng, các bên đương sự có thể yêu cầu giải quyết ở cấp cao hơn.

Do cả hai bên đều đã có giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất nên theo Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Ngoài ra căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 25, điểm a khoản 1 Điều 33 và điểm c khoản 1 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

…"

“Điều 33. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

…"

“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.

…"

Theo các quy định trên, nếu bạn khởi kiện yêu cầu Tòa án thì Tòa án cấp huyện nơi có bất động sản xảy ra tranh chấp là Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Trân trọng ./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – Nptlawyer.com ;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *