Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Gia đình tôi hiện đang Nghệ An, đang ở trên đất ông bà để lại, đã sang tên sổ hồng cho bố mẹ tôi đứng tên.

Do gia đình tôi có 2 anh em trai nên bố mẹ tôi muốn bán một nửa mảnh đất trên để cho tôi lấy tiền mua đất xây nhà chỗ khác, nửa còn lại để cho em trai tôi. Nhưng khi bán thì bác tôi (anh trai của bố tôi) ngăn cản không cho bán, mà đòi chia lại mảnh đất mà bố mẹ tôi đứng tên cho nhà bác tôi một nửa với lý do đây là đất ông bà để lại, trong khi đó gia đình tôi ở trên đất đó từ lâu và chăm sóc bà cho đến khi bà tôi qua đời, còn nhà bác tôi thì ở cách đó mấy căn nhưng không chăm sóc nuôi dưỡng bà lúc tuổi già.

Tôi xin hỏi luật sư gia đình bác tôi làm vậy có đúng không? Khi bác tôi đòi chia lại đất thì pháp luật có chia lại đất theo ý bác tôi không?

Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: H.M

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

 

Luật sư tư vấn luật đất đai gọi số: 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Nptlawyer.com ;. Đối với trường hợp của bạn, tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ pháp lý: 

Bộ luật Dân sự 2005

Nội dung trả lời:

Vì bạn không nêu rõ đất của ông bà đã được sang tên cho bố mẹ bạn trước hay sau khi ông bà chết nên có thể chia thành hai trường hợp như sau:

Một là, đất được sang tên cho bố mẹ bạn trước khi ông bà chết

Nếu ông bà đã sang tên mảnh đất cho bố mẹ bạn thì trường hợp này, mảnh đất đó không còn được coi là di sản của ông bà để lại mà được coi là tài sản thuộc quyền sử dụng của bố mẹ bạn. Như vậy, bố mẹ bạn có toàn quyền quyết định đối với mảnh đất này và bác bạn không có quyền yêu cầu đòi chia lại mảnh đất.

Hai là, đất được sang tên cho bố mẹ bạn sau khi ông bà chết

Trường hợp này, mảnh đất được coi là di sản của ông bà để lại, do đó sẽ được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật:

– Nếu ông bà bạn có để lại di chúc và di chúc hợp pháp thì mảnh đất này sẽ được chia theo nội dung di chúc. Và những người có quyền hưởng thừa kế theo di chúc có quyền sử dụng và định đoạt mảnh đất này.

– Nếu ông bà bạn chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì trường hợp này di sản của ông bà để lại sẽ được chia theo pháp luật.

Điều 676 BLDS 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật:

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

Theo quy định trên, những người có quyền hưởng thừa kế trong trường hợp này là bố bạn, bác bạn và những người thừa kế khác thuộc hàng thừa kế thứ nhất (nếu có).

Như vậy, vì bác bạn cũng có quyền đối với mảnh đất ông bà để lại nên việc bác bạn đòi chia mảnh đất là hoàn toàn có căn cứ. Khi bác bạn có yêu cầu về tranh chấp thừa kế tài sản thì Tòa án sẽ xem xét và phân chia di sản theo pháp luật.

Trân trọng ./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – Nptlawyer.com ;.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *