Kính chào luật sư! tôi có một việc muốn nhờ luật sư tư vấn giúp như sau: Tôi tên là Minh An sn 1984 ở An Lập, Dầu Tiếng, Bình Dương. Tôi xin trình bày sự việc như sau nhờ luật sư tư vấn giúp: Ba tôi là con trai út trong gia đình 9 người con, vì trái tính nên bà Nội của tôi cho ba tôi ở riêng và đem tôi về nuôi sống chung với Nội từ nhỏ. Ba mẹ tôi với mấy em của tôi ở nhà riêng chung 1 hộ khẩu còn tôi với Nội 1 hộ khẩu.

 Nội tôi đứng tên sổ đỏ đó là đất của Nội tôi mua và khai phá, đến năm 2002 nhà nước có chính sách làm lại sổ đỏ mới chính quyền địa phương gọi ba tôi đến nhận đất rồi làm sổ đỏ sang tên cho ba tôi luôn khi đó Nôi tôi không có ký tên hay xác nhận gì cả. Trong sổ đỏ đó gồm 3 ha đất nông nghiệp, 2 ha Nội tôi cho ba tôi còn 1 ha Nội cho tôi là phần đất của 2 bà cháu đang sống có nhà tình nghĩa ở trong đó, có mấy lần Nội định tách sổ đỏ cho tôi nhưng vì ba tôi lấy sổ thế chấp ngân hàng nên không tách được, Nội tôi đã nhờ chính quyền địa phương đến cắm trụ phân ranh đất và làm bản di chúc căn nhà tình nghĩa cho tôi. Nay Nôi tôi đã mất được chôn trên mảnh đất này luôn còn ba tôi thì thế chấp sổ đỏ cho ngân hàng và mất khả năng chi trả phải chờ ngân hàng phát mãi tài sản. 3 ha đất được ngân hàng định giá là 2,5 tỷ và cho ba tôi vay 1,6 tỷ. Xin hỏi luật sư là: đợi đến khi phát mãi tôi làm đơn khiếu nại ra tòa án thì tôi có thể lấy lại được 1 ha đất của tôi không ?. Tôi có thể làm gì để lấy lại được 1 ha đất Nội cho tôi?. Nhà tình nghĩa và nhà mồ của Nội tôi có bị phát mãi không? nếu không thì ngân hàng có cho lại thêm chút ít đất xung quanh không?.

Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi xin chân thành cảm ơn!.

Người gửi: P.H

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

.

Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi:

           Trả lời:

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Nptlawyer.com ;, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật đất đai 2013 ;

 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật đất đai 2013;

Nội dung:

Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định về việc Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:
"Chủ sở hữu nhà ở thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở thì được chứng nhận quyền sở hữu theo quy định sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước phải có một trong các loại giấy tờ sau:
….
c) Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;
….."
Theo đó, căn nhà tình nghĩa vẫn thuộc quyền sở hữu của bạn (theo di chúc của Nội) nên không thể bị phát mại. Còn mồ mả không phải là tài sản nên không thể đem ra phát mại được. Còn việc tách thửa đất vì chưa được tiến hành do sổ đỏ đang bị thế chấp tại ngân hàng. Mặt khác, từ khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp mới, đã xác lập quyền sử dụng đất của cha bạn đối với diện tích đất ấy, Nội của bạn không còn quyền sử dụng đối với mảnh đất này, vì thế mảnh đất mà ba bạn đứng tên không còn là di sản thừa kế mà có thể kiện đòi tài sản thừa kế được. Tuy nhiện, do Cha bạn và bạn không có mâu thuẫn, bất đồng về chuyện bạn được Nội chia cho 1 phần đất trong mảnh đất đó nên cha con bạn nên thỏa thuận với ngân hàng về việc tiến hành tách thửa đất trước khi ngân hàng tiến hành việc phát mại tài sản. 
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *