Kính chào luật sư! Em có một số thắc mắc về việc ly hôn xin luật sư tư vấn cho ạ. Em sinh năm 1990. Đến năm 2012 em có đăng ký kết hôn với vợ sinh năm 1994 và chung sống với nhau có một đứa con sinh ngày 28/6/2015 .Trong quá trình sinh sống mặc dù đôi khi có bất đồng nhưng không lớn không chửi rủa hay đánh đập gì hết. Nhưng cha mẹ hai bên nghèo nên khổ cực.

Từ lúc vợ em sinh con, một mình em đi làm để nuôi gia đình. Khi sinh con ra hay bệnh tật nên có nợ một ít, đỉnh điểm là tháng 7/2015 mẹ em bị đột quỵ nên em vay tiền chữa bệnh cho mẹ và có yêu cầu vợ em về chăm sóc một thời gian để anh em trong nhà sắp xếp công việc rồi cho người thế, nhưng vợ em không chịu vì em là con út nên rất khó xử nên có sự cãi nhau với vợ. Rồi đến nữa tháng 7 trong lúc em đi làm thì chị vợ lên dẫn vợ và con em đi cho đến nay mà không cho em gặp mặt con. Rồi vợ em đòi ly hôn mặc dù em đã năn nỉ nhiều lần bỏ qua hết để nuôi con nhưng vợ em không đồng ý. Nay em xin hỏi luật sư em làm thủ tục đơn phương ly hôn như thế nào, em ở Đồng Nai còn vợ em ở An Giang và có nhập khẩu về Đồng Nai. Con em 2 tuổi rưỡi khi ra tòa em có quyền nuôi con không?, tại vợ em không có nghề nghiệp ổn định còn em trung bình tháng được 9 triệu và bên gia đình vợ em không ai có nghề nghiệp cả nhà suốt ngày chỉ đi đánh bạc (giáp ranh casino ở An Giang) và ở đó cũng ít trường lớp để con em học nữa. Nay xin luật sư tư vấn giúp em.

Cảm ơn luật sư rất nhiều mong được hồi âm của luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân  của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi

 

Trả lời:

 

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP  Của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000

Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011.

2. Nội dung tư vấn: 

Căn cứ điều 81 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy: việc nuôi con sau khi ly hôn khi con bạn 2 tuổi rưỡi thuộc trường hợp dưới 36 tháng tuổi nên quyền nuôi con đương nhiên thuộc về mẹ, trừ trường hợp theo thỏa thuận của hai vợ chồng, hoặc người mẹ khước từ quyền nuôi con, hoặc người mẹ bị tước quyền nuôi con. Trong trường hợp này, nếu bạn đưa ra được các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của con bạn nếu ở với mẹ, cùng với việc bạn có thu nhập chính đáng ổn định thì khả năng bạn nhận được quyền nuôi con là rất cao.

Căn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014  quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

"Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được".

Theo quy định này, pháp luật cho phép vợ hoặc chồng đơn phương ly hôn. Tuy nhiên, nếu như thuận tình ly hôn thì Tòa án xem xét sự thuận tình, tự nguyện của các bên, còn đơn phương ly hôn thì Tòa án lại xem xét chủ yếu căn cứ mà bên đơn phương ly hôn đưa ra. Điều luật quy định rằng: "hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được".

Giải thích cho căn cứ này, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP  của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng quy định của Luật HN&GĐ 2000 quy định như sau: 

"a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt".

Như vậy: khi nộp đơn ly hôn tại Tòa án bạn phải chứng minh về việc cuộc hôn nhân của vợ chồng bạn phát sinh nhiều mâu thuẫn nên không hạnh phúc và không thể kéo dài được nữa.

Về thủ tục ly hôn đơn phương, bạn chuẩn bị hồ sơ như sau:

– Đơn khởi kiện ly hôn.

– Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

– Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con chung (nếu có con chung).

– Bản sao có chứng thực CMND, sổ hộ khẩu của cả 2 vợ chồng.

-Giấy tờ chứng minh tài sản chung;

Hồ sơ này bạn nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ bạn đang cư trú, làm việc.

Thời gian giải quyết: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ việc đơn phương ly hôn là không quá 04 tháng. Nếu vụ việc có tính chất phức tạp thì có thể gia hạn thêm, nhưng không quá 02 tháng

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư hôn nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *