Xin kính chào Diễn Đàn Luật;, tôi muốn hỏi các thủ tục hoàn công để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai   của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai gọi:   

 

Trả lời

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ pháp luật:

– Nghị định 46/2015/NĐ-CP  

Nội dung tư vấn

Theo quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng, bảo trì công trình xây dựng, việc nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng được thực hiện như sau:

Bước 1: Nghiệm thu công việc xây dựng.

– Theo quy định của Điều 27 Nghị định 46/2015/NĐ-CP, trách nhiệm nghiệm thu công trình xây dựng thuộc về người giám sát thi công xây dựng công trình và người phụ trách kỹ thuật.

– Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người giám sát thi công xây dựng công trình và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công.

–  Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.

– Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và xác nhận bằng biên bản, tối đa không quá 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.

Kết quả của giai đoạn này là một Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng. (Nghị định 46/2015/NĐ-CP không đưa ra mẫu biên bản nghiệm thu).

Bước 2: Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng.

Giai đoạn nghiệm thu này lại thuộc về chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công xây dựng. 2 chủ thể này được tự thỏa thuận với việc về việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc một bộ phận công trình xây dựng. Nội dung thỏa thuận phải bao gồm: thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu. Việc nghiệm thu này được tiến hành khi:

– Khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải thực hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo; hoặc

– Khi kết thúc một gói thầu xây dựng.

Kết quả của giai đoạn này là một Biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng/bộ phận công trình xây dựng.

Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng.

Trách nhiệm tiến hành nghiệm thu cuối cùng thuộc về chủ đầu tư.

Điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:

– Các công việc xây dựng đã thực hiện được nghiệm thu về công việc xây dựng (bước 1) và nghiệm thu về giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng (bước 2). Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;

– Không còn tồn tại lớn về chất lượng thi công xây dựng làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác, sử dụng công trình;

– Được cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan, nếu có.

Kết quả của giai đoạn này là Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.

* Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng:

– Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định;

– Đối với các trường hợp luật định, việc nghiệm thu còn phải được kiểm tra bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng được quy định tại Điều 51, điều 54 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn. Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý chất lượng công trình chuyên ngành trên địa bàn.

Tuy nhiên, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cho các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư đất đai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *