CHƯƠNG 4: HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG.

  1. Khái niệm và phân loại cho vay của TCTD:
  2. khái niệm: Cho vay theo nghĩa chung là việc 1 người thỏa thuận để cho người khác được quyền sử dụng tài sản của mình trong 1 thời gian nhất định với điều kiện có hoàn trả, dựa trên cơ sở sự tín nhiệm của mình đối với người đó.. Hoạt động cho vay gồm các yếu tố cấu thành cơ bản sau:
  1. phân loại– Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn vay: 2 loại: cho vay ngắn hạn; cho vay trung hạn và dài hạn.

– Căn cứ vào tính chất có bảo đảm của khoản vay: 2 loại: cho vay có bảo đảm bằng tài sản; cho vay ko có bảo đảm bằng tài sản.

– Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: 2 loại: cho vay kinh doanh; cho vay tiêu dùng.

  1. Pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của TCTD
  2. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng tín dụng

– Khái niệm: HĐTD là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa TCTD (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay), theo đó TCTD thỏa thuận ứng trước 1 số tiền cho bên vay sử dụng trong 1 thời gian nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm.

– Đặc điểm:+ chủ thể: 1 bên là TCTD có đủ các điều kiện luật định, với tư cách là bên cho vay. Còn chủ thể bên kia (bên vay) có thể là tổ chức, cá nhân thỏa mãn những điều kiện pl quy định.

+ đối tượng của HĐTD là tiền.

+ Chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi cảu bên cho vay.

+ Về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ: trong HĐTD, nghĩa vụ chuyển giao tiền vay cảu bên cho vay bao giờ cũng phải được thực hiện trước, làm cơ sở tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay.

  1. Chủ thể của HĐTD
  2. Bên cho vay:– Thông thường là TCTD có đủ những điều kiện do pl quy định.

– 1 TCTD muốn trở thành chủ thể cho vay trong HĐTD phải thỏa mãn các điều kiện:

+ Có giấy phép thành lập và hoạt động do NHNN cấp.

+ có điều lệ do NHNN chuẩn y.

+ có GCNĐKKD hợp pháp.

+ có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng tín dụng với khách hàng.

  1. Bên vay:

– Là tổ chức, cá nhân thỏa mãn các điều kiện vay vốn do pl quy định và những đk khác do các bên thỏa thuận.

– Các điều kiện chung:

+ Bên vay phải có NLPL và NLHV dân sự.

+ Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

+ Bên vay có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

+ Bên vay có phương án sử dụng vốn khả thi, hiệu quả.

+ Bên vay có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh bằng tài sản của người thứ 3 trên cơ sở hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh.

  1. Giao kết hợp đồng tín dụng

– đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng.

– thẩm định hồ sơ tín dụng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng.

– đàm phán các điều khoản của HĐTD.

  1. Hình thức của HĐTD

Ký kết bằng văn bản (đ 51 LTCTD). Ưu điểm:

  1. Nội dung của HĐTD: điều 51 LTCTD
  2. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia HĐTD:
  3. Quyền và nghĩa vụ cảu bên vay:

– Quyền từ chối các yêu cầu ko hợp lí cảu TCTD khi kí kết, thực hiện và thanh lí HĐTD.

– Quyền khiếu nại, khởi kiện việc từ chối cho vay ko có căn cứ hoặc các vi phạm HĐTD của TCTD.

– Quyền yêu cầu bên cho vay thực hiện nghĩa vụ giải ngân đúng thỏa thuận trong HĐTD.

– Nghĩa vụ sử dụng tiền vay hiệu quả, đúng mục đích đã thỏa thuận trong HĐTD.

– Nghĩa vụ hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi, trả tiền phạt Vpham HĐTD và tiền BTTH cho bên cho vay.

  1. Quyền và nghĩa vụ cảu bên cho vay:

– Nghĩa vụ chuyển giao tiền vay đầy đủ, đúng thời hạn và địa điểm cho khách hàng vay sử dụng.

– Nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay và trả nợ của khách hàng.

– Quyền yêu cầu bên vay hoàn trả tiền vay đúng thỏa thuận, kể cả tiền phạt, tiền BTTH nếu có.

  1. Vấn đề hiệu lực của HĐTD
  2. các điều kiện có hiệu lực của HĐTD

– Chủ thể tham gia HĐTD phải có đủ NLPL và NLHV dân sự.

– Mục đích và nội dung ko trái đạo đức xã hội.

– Có sự đồng thuận ý chí giữa các bên cam kết trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và tự do ý chí.

– Hình thức phải phù hợp với quy định của pháp luật ngân hàng: phải kí kết bằng văn bản.

  1. thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTD

Thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTD là thời điểm các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản của hợp đồng và bên sau cùng đã kí tên , đóng dấu vào văn bản HĐTD.

  1. Sự vô hiệu của HĐTD và các hậu quả pháp lí của sự vô hiệu.

– HĐTD bị coi là vô hiệu tuyệt đối khi mục đích, nội dung, hình thức của HĐ vi phạm các điều cấm của pl hoặc trái đạo đức xh và phương hại đến lợi ích chung. Hậu quả pháp lý: HĐ ko phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm kí kết; các bên phải phục hồi tình trạng ban đầu như trước khi kí kết HĐ.

– HĐTD bị coi là vô hiệu tương đối: Khi chủ thể tham gia HĐ ko có NLHV dân sự hoặc HĐ kí kết ko có sự tự nguyện và đồng thuận giữa các bên kí kết. Hậu quả pháp lý: giống với HĐTD vô hiệu tuyệt đối.

  1. Trách nhiệm pháp lý do VP HĐTD và việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD.
  2. Trách nhiệm pháp lý do VP HĐTD

– Khái niệm: là hvi của 1 bên hoặc cả 2 bên tham gia HĐ, cố ý hoặc vô ý làm trái các điều khoản đã cam kết trong HĐTD.

– 1 hvi được coi là vp HĐTD khi hvi đó thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Người thực hiện hành vi phải là các bên tham gia HĐTD.

+ Trái với các điều khoản đã cam kết trong HĐTD.

+ Bên thực hiện hvi có 1 lỗi xác định là cô ý hay vô ý.

+ Hvi đó nhằm xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của bên đối ước, hoặc xâm hại tới các lợi ích chung của toàn xã hội, lợi ích của các tổ chức và cá nhân khác.

+ Trách nhiệm nộp phạt VP HĐTD: loại trách nhiệm này áp dụng theo thỏa thuận của các bên trong HĐ, nêu sko có thỏa thuận thì áp dụng theo quy định của pháp luật.

+ Trách nhiệm BTTH do VP HĐTD: áp dụng đối với bên vi phạm khi bên bị vi phạm chứng minh được rằng bên vi phạm đã gây ra 1 thiệt hại vật chất thực tế và xác định cho mình, do hành vi có lỗi của họ trong khi thực hiện HĐTD.

  1. Tranh chấp phát sinh từ HĐTD và cơ chế giải quyết tranh chấp

– Tranh chấp phát sinh từ HĐTD là tình trạng pháp lý của quan hệ HĐTD, trong đó các bên thể hiện sự xung đột hay bất đồng ý chí với nhau về những quyền và nghĩa vụ hoặc lợi ích phát sinh từ HĐTD.

– Giải quyết tranh chấp HĐTD bằng cơ chế thuwowgn luwongj hoặc hòa giải qua trung gian.

– Giải quyết tranh chấp HĐTD bằng cơ chế tài phán.

  1. Các loại HĐTD thông dụng giữa TCTD với khách hàng
  2. HĐTD có bảo đảm bằng tài sản

– Khái niệm: là thỏa thuận bằng văn bản, trong đó TCTD cam kết chuyển giao cho khách hàng vay sử dụng số tiền của mình trong 1 thời gian nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi trên cơ sở bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của người vay hoặc sự bảo lãnh của người thứ 3.

– Đặc điểm:+ Trong HĐTD có bảo đảm luôn tồn tại những điều khoản về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay.

+ TCTD cho vay luôn có quyền ưu tiên theo đuổi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ cho mình, bất luận tài sản bảo đảm nằm ở đâu và trong sự quản lí của ai.

+ Thủ tục kí kết và thực hiện HĐ phức tạp hơn HĐTD ko có bảo đảm bằng tài sản, vì các bên phải thỏa thuận thêm về điều khoản bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay, ngoài những điều khoản thông thường khác của HĐTD.

Để phòng ngừa các rủi ro, cần quan tâm đến các vấn đề sau:

+ Cần lựa chọn hình thức bảo đảm nghĩa vụ dân sự phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh và lợi ích của các bên.

+ Cần đảm bảo giá trị pháp lý cho giao dịch bảo đảm đã được các bên xác lập, bằng cách tuân thủ đúng và đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch bảo đảm.

+ Cần quan tâm đến mqh về hiệu lực pháp lý giữa giao dịch bảo đảm và HĐTD, vì mqh này đã từng chứng minh là có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định và bảo vệ quyền lợi cảu các bên tham gia HĐTD có bảo đảm.

+ Việc thực hiện HĐTD có bảo đảm chỉ đặt ra khi HĐ đó phát sinh hiệu lực pháp lý cho các bên cam kết.

+ trong quá trình thực hiện mỗi bên phải thực hiện tất cả những quyền và nghĩa vụ mà mình đã cam kết.

+ Nếu HĐTD có bảo đảm bằng ts vô hiệu thì ts được giải quyết như sau:

  1. b. HĐTD không có bảo đảm bằng tài sản

chế độ cho vay ko có bảo đảm bằng tài sản gồm những nội dung chủ yếu sau:

Các bạn có thể download file sau: chuong 4 – Cho vay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *