Chương VII: Pháp luật điều chỉnh hoạt động bao thanh toán của TCTD

  1. Khái niệm hoạt động bao thanh toán của các TCTD và khái niệm pháp luật về bao thanh toán.
  2. Khái niệm bao thanh toán và các phương thức bao thanh toán.
  3. Khái niệm và đặ điểm:

Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của TCTD cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa.

+ Khi thực hiện quan hệ bao thanh toán, TCTD ứng trước cho khách hàng của mình 1 khoản tiền nhất định thấp hơn giá trị thực tế của các khoản phải thu. Phần chênh lệch này chính là phí và lãi tín dụng.

(chỉ những khoản phải thu có thời hạn không quá 180 ngày mới được chấp nhận bao thanh toán).

+ Nhận xét:

+ Hoạt động bao thanh toán dựa trên quan hệ về mua bán quyền tài sản là quyền đòi nợ.

Đây là dấu hiệu để phân biệt hoạt động bao thanh toán với các hình thức tín dụng khác.

Dưới hình thức bao thanh toán Bên bán hàng phải chuyển giao toàn bộ chứng từ và các giấy tờ khác liên quan đến giao dịch mua bán để xác lập và chuyển nhượng đòi nợ cho bên bao thanh toán.

  1. Các phương thức bao thanh toán:

+ Các bên sẽ thỏa thuận duy trì 1 hạn mức tín dụng để thực hiện bao thanh toán tr 1 khoảng (t) nhất định.

+ Trong (t) đó, nghiệp vụ bao thanh toán được tự động thực hiện mà k cần phải ký kết các hợp đồng bao thanh toán theo từng thương vụ.

+ Thực chất, tổ chức bao thanh toán đã thực hiện việc quản lý toàn diện các khoản phải thu của khách hàng.

  1. Khái niệm pháp luật về bao thanh toán.

Pháp luật về bao thanh toán là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình TCTD cung ứng tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khỏan phải thu thuộc quyền đòi nợ của bên bán hàng đối với bên mua hàng.

  1. Pháp luật về hoạt động bao thanh toán:
  2. Chủ thể của quan hệ bao thanh toán:

+ Thứ nhất, loại hình TCTD dược thực hiện hoạt động bao thanh toán là: ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính mới được quyền thực hiện hành vi bao thanh toán.

+ Bên bao thanh toán có thể được tổ chức như là 1 bộ phận trong ngân hàng or doanh nghiệp độc lập chỉ hoạt động tr lĩnh vực bao thanh toán hoặc cho phép các tổ chức tài chính có thể thực hiện kết hợp hoạt động bao thanh toán với các sản phẩm tài chính khác như cho thuê tài chính.

Các điều kiện mà tổ chức bao thanh toán cần phải đáp ứng được bao gồm:

+ Điều kiện về thị trường được thực hiện bởi việc xác định nhu cầu về hoạt động bao thanh toán.

+ Điều kiện về hiệu quả tín dụng thể hiện bằng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối tháng của 3 tháng gần nhất dưới 5 %

+ Điều kiện về tuân thủ pháp luật thể hiện ở việc k vi phạm các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, k có hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

+ Điều kiện về ngoại hối trong trường hợp tiến hành hoạt động bao thanh toán xuất nhập khẩu.

+ Giới hạn hoạt động, TCTD bao thanh toán phải duy trì tổng số dư bao thanh toán cho 1 khách hàng k vượt quá 15% vốn tự có và tổng dư bao thanh toán k đc vượt quá vốn tự có của tổ chức bao thanh toán.

+ Bảo đảm, tổ chức bao thanh toán có thể thỏa thuận với khách hàng để áp dụng các biện pháp bảo đảm sau đây: ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và biện pháp khác theo qui định của pháp luật.

+ Trong trường hợp nhu cầu bao thanh toán của khách hàng vượt quá các tỷ lệ an toàn, tổ chức bao thanh toán có thể thực hiện việc cấp tín dụng bao thanh toán theo phương thức đồng tài trợ.

+ Thứ nhất, về tư cách pháp lý của bên được bao thanh toán: chỉ có các tổ chức kinh tế VN và tổ chức kinh tế nước ngoài cung ứng hàng hóa và được thụ hưởng các khoản phải thu mới có thể trở thành bên được bao thanh toán.

Ý nghĩa:

+ Bên được bao thanh toán phải là bên bán hàng tr hợp đông mua, bán hàng hóa.

+ Bên được bao thanh toán phải là chủ sở hữu hợp pháp của các khoản phải thu và được quyền chuyển nhượng các khoản phải thu này, k bị ghạn bởi hợp đồng mua bán và pháp luật

+ Bên được bao thanh toán chưa chuyển nhượng các khoản phải thu cho bất kỳ ai trước đó.

  1. Đối tượng của quan hệ bao thanh toán

Đối tượng của quan hệ bao thanh toán là các khoản phải thu thương mại

Khoản phải thu được xác định là khoản tiền bên bán hàng được phép thu từ bên mua hàng theo hợp đồng mua, bán nhưng ng mua chưa đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Theo pháp luật VN, các khoản phải thu là đối tượng của hoạt động bao thanh toán được điều chỉnh theo những nội dung sau:

+ Các khoản phải thu được bao thanh toán phát sinh từ quan hệ mua bán hàng hóa và đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa là đối tượng của quan hệ bao thanh toán.

+ Các khoản phải thu được xác định gắn liền với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

+ Hệ quả là khi vi phạm nghĩa vụ này, bên bán hàng sẽ phải gánh chịu trách nhiệm bồi hoàn các khoản phải thu đã được bao thanh toán ngay cả trong trường hợp là bao thanh toán có quyền truy đòi, và tương tự, bên mua hàng có khả năng từ chối thanh toán cho tổ chức bao thanh toán.

+ Đặc tính này đảm bảo việc chuyển nhượng các khoản phải thu là có căn cứ pháp luật, hạn chế rủi ro liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng mua, bán và thanh toán.

+ Hệ quả là các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa bị pháp luật cấm hoặc từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp hoặc giao dịch có tranh chấp sẽ k thuộc đối tượng của bao thanh toán.

Điều kiện: + Các khoản phải thu k thuộc đối tượng của bất kỳ giao dịch nào khác.

+ Các khoản phải thu được xác định chắc chắn tại thời điểm hợp đồng bao thanh toán được ký kết

  1. Hợp đồng bao thanh toán:
  2. Định nghĩa và các điều khoản chủ yếu:

+ Phải phản ánh được đầy các yếu tố để xác định tư cách pháp lý của các bên.

+ Phải xác định đúng thẩm quyền của người đại diện (đại diện đương nhiên hay ủy quyền).

+ Đảm bảo hiệu lực của hợp đồng bao thanh toán

+ Là một căn cứ để xác định cơ quan tài phán và luật áp dụng.

+ Là cơ sở để các bên thực hiện hợp đồng.

+ Nội dung của quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động bao thanh toán: điều khoản này là cơ sở để các bên thực hiện hợp đồng. Nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên tr hđ bao thanh toán được pháp luật qđ:

+ Giá trị của các khoản phải thu

+ Lãi và phí bao thanh toán

+ Giá mua của các khoản phải thu

+ Các loại và phương thức chuyển giao hợp đồng mua bán hàng hóa,

+ Chứng từ bán hàng và các chứng từ khác có liên quan đến việc giao hàng và các chứng từ khác có liên quan đến việc giao hàng

+ Các yêu cầu thanh toán của bên bán hàng đối với bên mua hàng.

  1. Quyền và nghĩa vụ của các bên:

Tổ chức bao thanh toán có quyền thực hiện việc thu hồi nợ thông qua việc đòi nợ đối với bên mua hàng theo giá trị khoản phải thu được bao thanh toán. Ngoài ra, pháp luật cũng cho phép tổ chức bao thanh toán được hưởng theo quy định tại hợp đống mua bán.

  1. Giao kết và thực hiện hợp đồng bao thanh toán:

Giao kết hợp đồng bao thanh toán là quá trình các bên bày tỏ ý chí và ký kết hợp đồng.

+ Về bản chất pháp lý, hành vi này của bên bán hàng được xem là 1 đề nghị giao kết hợp đồng.

Bên bán hàng phải thể hiện rõ ý định và các căn cứ của sự đề nghị, phải chịu sự ràng buộc về mặt nội dung đề nghị của mình.

+ Yêu cầu: nội dung đề nghị bao thanh toán phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng và toàn diện các khía cạnh pháp lý và kinh tế các khoản phải thu cũng như tư cách pháp lý của các bên trong giao dịch mua bán hàng hóa.

Vì: bao thanh toán là hoạt động cấp tín dụng ẩn chứa nhiều rủi ro nên tổ chứ bao thanh toán phải thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên bán hàng và bên mua hàng.

Nội dung của thông báo:

+ Thông báo rõ ràng về chuyển giao quyền đòi nợ của bên bao thanh toán

+ Hướng dẫn bên mua hàng thủ tục thanh toán cho bên bao thanh toán

DOWNLOAD FILE: chuong 7 – Bao thanh toan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *