Thưa luật sư, tôi muốn hỏi: chú và thím tôi lấy nhau sinh được 3 người con và cùng ở trên mảnh đất của ông bà ( tổ tiên ) cho nhưng không may chú tôi qua đời đột ngột không để lại di chúc gì vừa rồi thím tôi tự sang tên bìa đỏ đất từ chú tôi sang tên thím và tiếp đó bán hết đất đai cùng các con chốn đi nơi khác.

Giờ nhà tôi cùng với ông bà đang làm đơn kiện để đòi lại đất thờ cúng cho chú cũng như phần cho ông bà. Nhà tôi đã kiện ra tòa nhưng nhiều lần họ báo hoãn đến giờ đã gần 1 năm mà vụ kiện vẫn chưa xong.Tòa án được phép hoãn phiên tòa trong vòng bao lâu? cụ thể mấy lần ( vì họ đã 3 lần hoãn rồi) Mỗi 1 lần hoãn tòa phải có giấy báo hay công văn của cấp trên không( vì mình thấy họ hẹn mai xét xủa thì tối có người gọi bảo hoãn là sao).

Mong luật sư giải đáp cho tôi. Tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn đất đai của Nptlawyer.com ;!

Luật sư tư vấn luật đất đai, gọi:

Trả lời:

Chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục tư vấn pháp luật dân sự của công ty chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

 

1. Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật tố tụng dân sự 2004

2. Nội dung tư vấn:

Căn cứ để hoãn phiên tòa:

– Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân (HTND), Thư ký Tòa án mà không có Thẩm phán, HTND dự khuyết thay thế; vắng mặt Kiểm sát viên trong trường hợp Viện Kiểm sát (VKS) phải tham gia phiên toà hoặc trong trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế như quy định tại Điều 207 BLTTDS;

– Trường hợp phải thay đổi người giám định mà không có người khác thay thế như quy định tại khoản 2 Điều 72 BLTTDS;

– Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế, trừ trường hợp đương sự vẫn yêu cầu tiến hành xét xử như quy định tại khoản 2 Điều 206 Bộ luật tố tụng dân sự ;

– Trường hợp người làm chứng, người giám định vắng mặt thì tùy từng hoàn cảnh cụ thể, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử như quy định tại Điều 204 và Điều 205 BLTTDS;

– Trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng như quy định tại các Điều 199, 200, 201và 203 BLTTDS;

– Trường hợp tại phiên toà khi cần thiết phải giám định lại, giám định bổ sung theo khoản 4 Điều 230.

Bên cạnh đó, nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp Tòa án buộc phải hoãn phiên tòa (như vắng mặt người làm chứng, người giám định, người phiên dịch) thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không; nếu có người đề nghị thì HĐXX xem xét, quyết định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận, trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do (Điều 215 BLTTDS). Quy định này cho phép HĐXX sẽ được tuỳ nghi lựa chọn hoãn hay không hoãn. Trên thực tế, các HĐXX thường chọn giải pháp an toàn là hoãn phiên toà. Tuy nhiên, theo chúng tôi HĐXX vẫn có thể tiếp tục phiên toà nếu người vắng mặt đã có lời khai trong hồ sơ.

Ngoài ra, đối với các trường hợp khác theo các Điều 199, 201 BLTTDS thì HĐXX giải quyết như sau:

– Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Toà án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu nguyên đơn, bị đơn đồng ý.

Thời hạn hoãn phiên tòa.
– Theo quy định tại khoản 1, điều 208, bộ luật tố tụng dân sự, khi có căn cứ hoãn phiên tòa thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên. Việc hoãn phiên tòa do hội đồng xét xử quyết định.
-Trong trường hợp sau khi hoãn phiên tòa mà tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời hạn, địa điểm mở lại phiên tòa ghi trong quyết định hoãn phiên tòa thì tòa án phải thông báo ngay cho viện kiểm soát cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết về thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa. Thời hạn hoãn tòa không quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định. Thời hạn hoãn phiên tòa không tính vào thời hạn chuẩn bị xét xử.
Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi cho thắc mắc của bạn, hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng Nptlawyer.com ;!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật dân sự.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *