Xin chào anh/chị luật sư Em lấy chồng được 6 tháng thì ly thân, lúc đó em mang thai được 4 tháng, sau khi ly thân em về nhà mẹ đẻ sống đến nay con em được 15 tháng tuổi, nay em muốn ly dị chồng em, xin anh/chị vui lòng cho em hỏi một vài vấn đề:

Trong lúc em sinh con, em có nhắn chồng em gửi Chứng Nhận Đăng Ký Kết Hôn cho em để em làm giấy khai sinh cho con, nhưng chồng em không gửi, nên em đã làm giấy khai sinh cho con em theo họ của em, và cũng không có tên người cha trong khai sinh của con.

Xin hỏi: khi ly dị em có được yêu cầu chồng em cấp dưỡng cho con không, tiền cấp dưỡng chồng em phải cấp ít nhất là bao nhiều tiền/tháng, nếu giữa vào giấy khai sinh chồng em không nhận con và không chịu cấp dưỡng thì em phải làm sao.
Nêu em gửi đơn xin ly hôn mà tòa mời chồng em lên tòa để giải quyết nhưng chồng em không ra tòa, vậy tòa có giải quyết ly hôn cho em không.
Chân thành cảm ơn!

Người hỏi: ĐT Vy

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật của Nptlawyer.com ;.

Tư vấn trợ cấp con sau khi ly hôn gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn pháp luật của công ty chúng tôi. Câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời như sau:

Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, theo đó "cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con" (khoản 2).

Ngoài ra, khoản 1 Điều 88 Luật hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: "1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng".

Từ các quy định trên, mặc dù sống ly thân nhưng con bạn sinh ra trong thời kỳ hôn nhân cho nên được xác định là con chung của vợ chồng bạn. Chính vì thế, khi vợ chồng ly hôn, người nào không trực tiếp nuôi con sẽ phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về mức cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Như vậy, nếu chồng của bạn không nhận con và không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, bạn có thể làm đơn yêu cầu Toàn án giải quyết. 

Trong trường hợp bạn gửi hồ sơ xin ly hôn đơn phương, Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà chồng bạn (bị đơn) vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa. Đến khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà chồng bạn vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử ly hôn vắng mặt theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email lienhe@Nptlawyer.com.vn hoặc qua Tổng đài tư vấn .

Trân trọng!

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *