Thưa luật sư cho tôi hỏi: Vợ chồng tôi mới li hôn năm 2015 và vợ tôi là người nuôi con, hàng tháng tôi vẫn trợ cấp cho bé. Nhiều lần tôi lên thăm bé thì mẹ bé và gia đình cô ấy nhiều lần cản trở không cho tôi gặp con, những lần tôi muốn chở bé về nội chơi thì mẹ bé lại đòi đi theo còn nếu không lại không cho tôi chở con đi chơi hoặc gặp con

Vậy thưa luật sư việc này tôi muốn tòa phán xử thì cần những điều kiện gì và nếu tôi muốn kiện thì quyền lợi thuộc về ai nhiều hơn… Mong luật sư giải đáp giúp tôi xin chân thành cảm ơn!!!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân  của Nptlawyer.com ;.

>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến qua tổng đài:  

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình

2. Luật sư tư vấn:

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì sau ly hôn quyền nuôi con thuộc về vợ bạn song vợ bạn lại không cho bạn đến thăm con. Như vậy, vợ bạn đã xâm phạm đến quyền của người cha không trực tiếp nuôi con sau ly hôn, vi phạm nghĩa vụ của người mẹ trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Cụ thể:

"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con."

>> Về quyền thăm nom tới đâu thì pháp luật không có quy định cụ thể nhưng miễn là việc thăm nom đó không trái đạo đức xã hội và không gây ảnh hưởng tới việc sinh hoạt và làm việc của gia đình vợ anh. Với hành vi này, vợ bạn có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể:

“Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Tham khảo bài viết liên quan:

Vợ không cho chồng thăm con sau ly hôn ?

Quyền được thăm nom con sau khi đã ly hôn tại tòa án ?  

Sau khi ly hôn vợ có quyền cấm chồng đến thăm con hay không ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật hôn nhân và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *