Thưa luật sư, Cho tôi xin hỏi quyền chọn luật trong hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trong pháp luật của liên minh châu âu là như thế nào?

Người hỏi: Dzung

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  –

Trả lời:

Kính gửi Quý khách hàng, Với câu hỏi của bạn Nptlawyer.com ; xin được giải đáp như sau:

Theo pháp luật của Liên minh châu Âu (EU) thì EU có một vai trò khá hạn chế trong các vấn đề về Luật Hôn nhân và Gia đình. Vì mỗi quốc gia thành viên đều có những quy định pháp luật riêng về ly thân, ly hôn, nuôi dưỡng con cái, bảo trợ, giám hộ và các vấn đề khác trong pháp luật về gia đình. Vai trò của EU chủ yếu liên quan đến việc bảo đảm rằng các quyết định được thực hiện ở một quốc gia được thực thi như thế nào ở một quốc gia khác? Ngoài ra, EU cũng có vai trò trong việc cố gắng thiết lập những vấn đề mà một quốc gia có thẩm quyền xét xử trong một trường hợp cụ thể. Tuy nhiên trên thực tế, EU không có những nguyên tắc chi phối, ví dụ người có quyền nuôi hoặc giám hộ con cái nhưng ở đó sẽ có những quy định được đảm bảo hay thực hiện tại một quốc gia nhưng vẫn có thể có hiệu lực tại một quốc gia khác.

Các quy định pháp luật của EU liên quan đến việc thực thi các các vấn đề trong hôn nhân (ly dị, ly thân, hủy việc kết hôn…) và một số quy định về trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái (chăm sóc, giám hộ,…) có hiệu lực kể từ tháng 3/2011. Ngoài ra, cũng có một quy định mới về các vấn đề này có hiệu lực từ tháng 3/2005. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào trong các quy định pháp luật về hôn nhân, gia đình, nhưng nó phần nào tác động và tạo ra sự thay đổi trong các quy định về trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của quy định pháp luật mới về vấn đề "Bảo trợ" có hiệu lực vào tháng 6/2011, thay thế cho Quy định về vấn đề này vào tháng 3/2002 trước đó,

Vấn đề xung đột luật – Lựa chọn luật áp dụng:

Theo pháp luật EU, nếu tất cả các bên có tranh chấp về pháp luật gia đình là từ một quốc gia và họ đang sinh sống tại quốc gia đó thì tranh chấp sẽ được xét xử bởi tòa án của nước đó, tòa án sẽ quyết định và thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Vấn đề phát sinh là khi các bên không sống trong cùng một quốc gia hay không cùng một quốc tịch của một quốc gia. Điều này sẽ gây khó khăn khi lựa chọn tòa án quốc gia nơi sẽ đưa ra quyết định,  luật pháp của quốc gia đó nên được áp dụng như thế nào và các quyết định của tòa án được thực hiện ở quốc gia đó thì liệu có thể được thực hiện tại một quốc gia khác hay không?

Mỗi quốc gia đều có những quy định riêng của mình về vấn đề xung đột luật. Có thể một số quốc gia sẽ có thẩm quyền xét xử các tranh chấp và quy định rằng sẽ áp dụng các quy định pháp luật khác nhau. Các thủ tục về công nhận bản án và cho thi hành tại một số quốc gia khác có thể sẽ khó khăn và đôi khi là không thể thực hiện được. Nói chung, nếu có một phán quyết của tòa án trong một quốc gia, thì phải thông qua một quá trình tư pháp ở một quốc gia khác để phán quyết đó có thể được thực hiện và thi hành ở đó (quá trình này được gọi là quyết định cho thi hành phán quyết ở nước ngoài).

Những vấn đề phát sinh giữa các quốc gia và không chỉ giữa các nước thành viên EU. Một số điều ước quốc tế đã được thống nhất để đối phó với những vấn đề xung đột pháp luật. Các điều ước quốc tế  sẽ được áp dụng giữa các bên tranh chấp là công dân của các nước thành viên EU và các nước không phải thành viên EU. Các quy định pháp luật EU trong vấn đề về gia đình thì sẽ được áp dụng đối với tất cả các quốc gia thành viên EU, ngoại trừ Đan Mạch, điều này có nghĩa là nếu có vấn đề xung đột pháp luật liên quan đến Đan Mạch và một nước thành viên EU, vấn đề này sẽ được thực thi và điều chỉnh vởi các điều ước quốc tế mà hai bên có liên quan. 

Thẩm quyền của EU trong pháp luật về Hôn nhân và gia đình:

Theo pháp luật EU, EU chỉ có quyền thực hiện Luật, ban hành Luật ở các khu vực hay nơi mà các điều ước quốc tế quy định cụ thể EU có thẩm quyền thực hiện. Chứ EU không có thẩm quyền cụ thể trong việc thực hiện, đặt ra những điều khoản quy định hay thi hành pháp luật liên quan đến vấn đề ly hôn, nuôi dưỡng hay trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Nói chung, những quy định về pháp luật Hôn nhân và gia đình thường được dựa trên nguyên tắc công nhận lẫn nhau – đó là, quyết định hợp pháp tại một quốc gia thành viên sẽ được công nhận và cho thi hành tại quốc gia thành viên khác trong EU. Các quy định pháp luật của EU trong lĩnh vực Hôn nhân & gia đình thường được xây dựng dựa trên các điều ước quốc tế chung đã tồn tại nhưng không phải lúc nào cũng được thực hiện hoặc không có các cơ chế để đảm bảo thực thi. 

Cơ sở pháp lý:

– The European Union Divorce Law Pact (Rome III Regulation) – Hiệp ước châu Âu về ly hôn (Quy tắc Rome III)

– Quy tắc Brussels II (Thẩm quyền, công nhận và thi hành án trong các vấn đề hôn nhân và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái)

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật – Nptlawyer.com ;

—————————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *