Trên thế giới người ta tranh cãi nhiều về Nhà nước nên làm gì và làm đến đâu, tranh cãi về Nhà nước to, Nhà nước nhỏ. Chúng ta, những người Việt Nam đã sống nhiều chục năm dưới thời Nhà nước lo cho dân từ cái kim sợi chỉ, miếng cơm manh áo. Chúng ta đã và vẫn quá ỷ lại vào Nhà nước. Cái gì chúng ta cũng đòi Nhà nước can thiệp, đòi Nhà nước phải lo, phải làm. Vậy Nhà nước nên làm gì và làm đến đâu? Xã hội mong đợi Nhà nước giải quyết các nhiệm vụ nào? Bài này nêu vài ý gợi mở để tranh luận.

Có vài chức nâng cực kỳ quan trọng, mà ngày nay vẫn thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Những nhiệm vụ như vậy là: Vận hành quân đội, phát hành tiền giấy và tiền đúc với tư cách công cụ thanh toán chung, thực hiện các hình phạt nhất định (thí dụ phạt. tù). Nhiều hoạt động khác, mà theo truyền thống được coi là độc quyền của Nhà nước, ngày nay một phần đa được các tổ chức phi Nhà nước (các hàng vi lợi nhuận, và các tổ chức phi lợi nhuận) thực hiện rồi.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  –

Hãy suy nghĩ về an ninh công cộng. Tại nhiều nước, nhất là các nước đã phát triển, số nhân viên cảnh sát Nhà nước không nhiều bằng số người làm cho các doanh nghiệp bảo vệ cũng như ở các bộ phận bảo vệ do khu vực kinh doanh trực tiếp vận hành. Số “cảnh sát tư” nhiều hơn số cảnh sát công. Ở nước ta xu hướng này cũng đã xuất hiện trong khoảng chục năm nay, tuy số lượng người làm công tác an ninh tư còn ít.

Một thí dụ khác là sự thi hành công lý. Tất nhiên, việc này trước hết vẫn là nhiệm vụ Nhà nước. Thế nhưng xã hội dân sự ngày càng góp phần đáng kể trong lĩnh vực này. Ở các nước văn minh, vai trò của các tổ chức này thật đáng kể, làm giảm gánh nặng thực thi công lý của Nhà nước. Thí dụ, các hiệp hội nghề nghiệp đều có các uỷ ban đạo đức theo dõi tính chính trực của một ngành nghề (khoa học, văn nghệ, y học, luật, kinh doanh…), giúp rất đắc lực trong giữ kỷ luật đạo đức nghê nghiệp. Vai trò của các tòa trọng tài, do các bên tranh chấp pháp lý với nhau uỷ nhiệm, góp phần đáng kể trong giải quyết tranh chấp. Như thế ngay trong lĩnh vực thi hành công lý các tổ chức phi Nhà nước cũng ngày càng có vai trò quan trọng. Có những lĩnh vực thi hành công lý, các tổ chức phi Nhà nước thực thi rất hiệu quả. Đáng tiếc ở nước ta các tổ chức phi Nhà nước vẫn chưa phát huy vai trò này của mình.

Giám sát đời sống khoa học, văn hoá, nghệ thuật, kinh doanh, ngoại giao, phục hồi tai họa, bảo vệ môi trường và chúng ta còn có thể liệt kê thêm rất nhiều lĩnh vực, trong đó nhiệm vụ và trách nhiệm điều tiết, quản lý, đăng ký hành chính và giám sát, được phân chia giữa các tổ chức chức Nhà nước và phi Nhà nước. Hoạt động sau càng tăng thì quy mô hoạt động của Nhà nước càng giảm. Nhìn ra thế giới trong giai đoạn dài, ta thấy xu hướng vừa được nêu ngày càng tăng và quy mô của Nhà nước giảm đi tương đối. Lưu ý như ở trên nói đến vai trò điêu tiết, quản lý, đăng ký hành chính và giám sát do xã hội dân sự tiến hành ngày càng tăng, những vai trò mà ở nước ta vẫn hầu như hoàn toàn "đẩy" cho Nhà nước. Sự nhấn mạnh ở đây là sự phân công lao động, ai làm hiệu quả hơn, đỡ tốn kém cho Nhà nước hơn, giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước hơn. Về lĩnh vực này chúng ta cũng còn quá nhiều việc phải làm.

Hãy chỉ xét chuyện khá ồn ào về các danh hiệu và giải thưởng vừa qua. Trên thế giới các giải thường uy tín nhất, như Nobel, Oscar… đâu có do Nhà nước nào phong tặng, mà hoàn toàn thuộc lĩnh vực tư nhân hay phi Chính phủ. Giáo sư là chức do các trường phong chứ đâu do "Hội đồng học hàm Nhà nước” như ở ta. Trong văn học nghệ thuật, theo gương (không tốt và đã lạc hậu, đã bị bỏ từ gần vài chục năm nay) của Liên Xô (cũ), nên ở ta vẫn y như của họ: giải thưởng Nhà nước, nghệ sĩ nhân dân…

Còn rất, rất nhiều lĩnh vực mà cả Nhà nước, các tổ chức khác và mọi người nên suy nghĩ phân việc sao cho hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển hài hoà của đất nước.

TS.Nguyễn Quang A
Nguồn:  Báo Lao động cuối tuần

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
———————————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *