Thưa luật sư, tôi xin hỏi nhờ luật sư vui lòng tư vấn: tôi có một đứa em nuôi người việt nam đi nước ngoài diện con lai đã nhập quốc tịch mỹ nay muốn về Việt Nam muốn mua nhà ở, để khi về có nơi sinh hoạt như vậy có được không? Và nếu được thủ tục có phức tạp không?

 Tôi xin cảm ơn!

Người hỏi: T.T.M.H        

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật đất đai của công ty Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn pháp luật về thủ tục mua nhà ở Việt Nam, gọi:

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời như sau:

Em nuôi bạn là người Việt Nam đã nhập quốc tịch Mỹ, Điều 4 Luật Quốc tịch năm 2008 quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Như vậy, về nguyên tắc, nhà nước chỉ công nhận mỗi công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Việt Nam cũng công nhận công dân được mang cả quốc tịch nước ngoài. Điều này phụ thuộc vào luật của nước sẽ nhập quốc tịch (thứ hai) và điều kiện áp dụng của luật Việt Nam. Có một số nước chấp nhận đa quốc tịch như: Australia, Anh, Pháp, Mỹ, Canada…. Người xin nhập quốc tịch các nước này không phải chứng nhận đã từ bỏ quốc tịch hiện tại của mình.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 1 Nghị định 97/2014/NĐ-CP :" Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, nếu có yêu cầu thì đăng ký với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này (sau đây gọi là Người yêu cầu xác định quốc tịch)".

+ Trường hợp: em nuôi bạn có quốc tịch Việt Nam ( là công dân Việt Nam)

Theo Luật Quốc tịch năm 2008 : Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. 

Căn cứ vào luật nhà ở năm 2005

Điều 126. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tạii Việt Nam.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ

Như vậy, trường hợp em bạn nếu thuộc trường hợp quy định trên thì được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Thủ tục để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại Nghị Định 71/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở

+ Trường hợp em bạn là người chỉ mang quốc tịch Mỹ, không mang quốc tịch Việt Nam thì em bạn được coi là người nước ngoài.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trường hợp em nuôi bạn (người nước ngoài) không được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, Luật nhà ở năm 2014 sắp tới đây có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/7/2015 trong đó quy định cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Cụ thể:

Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cưnhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Điều 160. Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

2. Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Khoản 2 Điều 9 Công nhận quyền sở hữu nhà ở

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật – Nptlawyer.com ; 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *