Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Năm 89-90 Mẹ vợ tôi (ở Sóc Sơn Hà Nội) từ Vĩnh Phúc về Sóc Sơn mua 1 mảnh đất (bằng giấy tay), chỉ còn 2 con là anh vợ tôi (17 tuổi) và vợ tôi (13 tuổi). Đến năm 93-94 anh vợ tôi đi làm giấy tờ và đứng tên.

Vậy theo luật thì mảnh đất này là của ai? Nói thêm là năm 2007 anh vợ tôi đem sổ đi thế chấp ngân hàng vay tiền thì ngân hàng yêu cầu phải có chữ ký xác nhận của vợ tôi nhưng vì vợ tôi ở xa lên mẹ vợ tôi ký bảo lãnh thay.

Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: P.L

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

 

Luật sư tư vấn luật đất đai gọi số: 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Nptlawyer.com ;. Câu hỏi của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

 

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Dân sự năm 2005

Luật Đất đai năm 2013

Nội dung phân tích:

Khoản 2 Điều 98 luật Đất đai năm 2013 quy định: " 2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện."

Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "

Điều 109. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình  

1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.

2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.

Về việc thế chấp tài sản của hộ gia đình: các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý. Như vậy, khi hộ gia đình thế chấp tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn (như quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận mang tên hộ gia đình…) để đảm bảo nghĩa vụ dân sự tại ngân hàng thì các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên có quyền lập và ký kết hợp đồng thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật.

 Theo những thông tin bạn cung cấp : khi anh trai vợ bạn thế chấp đất thì ngân hàng yêu cầu chữ ký của vợ bạn và mẹ vợ bạn có thể ký thay thì có thể xác định đây là tài sản chung của hộ gia đình, chủ sở hữu bao gồm mẹ vợ, anh trai vợ và vợ bạn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng  cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email npttrinhlaw@gmail.com  hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng ./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *