Kính chào Nptlawyer.com ;. Tôi có câu hỏi mong được giải đáp như sau: Em có 1 chị gái lấy chồng bên đài loan được gần 1 năm do cuộc sống không hợp nay chị em muốn ly hôn mà không biết nên làm như thế nào Chị em có 1 số thắc mắc sau –

– Nếu chồng chị không đồng ý ly hôn liệu chị ấy có làm giấy tờ ly hôn được không?

 -Nếu chị ấy về Việt Nam không qua lại nữa liệu có làm được thủ tục ly hôn không? Em rất mong ạn chị luật sư giải đáp và tư vấn giúp Mong nhân được sự phản hồi từ phía anh chị

Em xin chân thành cảm ơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: L.T

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật hôn nhân của Nptlawyer.com ;. 

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân :  .

Trả lời:

 

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Nptlawyer.com ;. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân gia đình 2014

Luật cư trú sửa đổi bổ sung năm 2013

Nội dung phân tích:

Điều 127 luật hôn nhân gia đình quy định

Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài

1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Như vậy trong trường hợp chị bạn ở nước ngoài và yêu cầu ly hôn thì thì áp dụng theo quy định của pháp luật nước đó về trường hợp một bên yêu cầu ly hôn.

Trong trường hợp chị bạn quay về Việt Nam và thường trú ở Việt nam theo Điều 20 luật cư trú,( Với điều kiện chị bạn chưa thôi quốc tịch Việt Nam )

Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;

…………………………

Như vậy, sau khi về Việt Nam chị bạn phải có hộ khẩu thường trú tại Việt nam theo quy định, sau đó mới có thể tiến hành thủ tục ly hôn với chồng chị theo quy định của pháp luật Việt Nam về đơn phương ly hôn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email npttrinhlaw@gmail.com hoặc qua tổng đài  . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.           

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *