Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi đã ra tòa hòa giải 2 lần, lần thứ 2 chồng tôi không chịu ký vào giấy tờ gì. Cuối cùng tòa cho về. Giờ theo luật thì giải quyết như thế nào để tôi có thể ly hôn? Tôi muốn ly hôn mà không cần chồng tôi ký có được không? Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: L.C

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật hôn nhân gia đình của Nptlawyer.com ;.

 

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình gọi số: 

Trả lời:

Thưa quý khách hàng!

 

Công ty Nptlawyer.com ; xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Tố tụng dân sự 2004

– Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung 2011

– Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Nội dung trả lời:

Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án như sau:

"Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự."

Điều 186 BLTTDS quy định về biên bản hoà giải như sau:

"1. Việc hoà giải được Thư ký Toà án ghi vào biên bản. Biên bản hoà giải phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm tiến hành phiên hoà giải;

b) Địa điểm tiến hành phiên hoà giải;

c) Thành phần tham gia phiên hoà giải;

d) ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;

đ) Những nội dung đã được các đương sự thoả thuận, không thoả thuận.

2. Biên bản hoà giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hoà giải, chữ ký của Thư ký Toà án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải.

Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Toà án lập biên bản hoà giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hoà giải."

Theo quy định trên về nguyên tắc thì biên bản hòa giải phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự nếu không biên bản này sẽ không có giá trị pháp lý. Do đó, nếu lần hòa giải này mà chồng bạn không chịu ký vào biên bản hòa giải thì có thể Tòa án sẽ mời bạn hòa giải lần nữa trước khi xét xử.

Như vậy, để Tòa án đưa vụ việc ra xét xử luôn mà không cần thông qua thủ tục hòa giải thì trường hợp của bạn phải thuộc một trong các trường hợp sau:

– Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

– Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng.

– Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

(Điều 182 BLTTDS)

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email npttrinhlaw@gmail.com hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *