Chào Nptlawyer.com ;.Tôi và chồng đã sống ly thân 3 năm nay, chúng tôi có 1 con gái chung 4 tuổi, không có tranh chấp tài sản. Tôi cũng không yêu cầu trợ cấp nuôi con vì từ khi ly thân tôi tự nuôi dạy con tới giờ. Chúng tôi cũng không còn liên hệ. Nay tôi muốn đơn phương ly hôn thì cần giấy tờ gì ? Mong luật sư tư vấn giúp tôi.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật hôn nhân gia đình của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình gọi số:  

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật hôn nhân và gia đình 2014 

2. Luật sư tư vấn:

– Quyền giải quyết ly hôn:

Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình quy định

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắcbệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đượchành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy, khi tình trạng cuộc sống vợ chồng có nhiều mâu thuẫn thì hai bên hoặc bạn có thể đơn phương gửi đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn của mình."

– Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:
+  Mẫu đơn xin ly hôn.
+   Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).
+   Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn.
+   Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).
+   Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
+   Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã tên trong hộ khẩu.
+   Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn.

-Thời hạn xét xử: 
Từ 3 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. 

– Thẩm quyền giải quyết:  
Tòa án nhân dân quận huyện (nơi đăng ký hộ khẩu của chồng)

Trường hợp không biết thông tin về nơi cư trú, làm việc của chồng bạn thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy tại điểm a, khoản 1, Điều 36 BLTTDS: “Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”.

– Vấn đề trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con sau khi ly hôn

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Tham khảo bài viết liên quan:

Thắc mắc về thủ tục ly hôn?  

hỏi đáp về thủ tục ly hôn ?  

Tư vấn về điều kiện và thủ tục ly hôn ?  

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư hôn nhân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *