Thưa Luật sư, em có người chị gái lấy phải người chồng vũ phu, không quan tâm tới gia đình, con cái. Trước kia hắn cá với bạn bè hắn là tán và cưới được chị em. Trước khi lấy chị em thì hắn đã ly dị với vợ lũ và có một đứa con gái. Sau một năm sau khi chị em sinh được một đứa con gái hắn bắt đầu phá phách, rượu chè, không quan tâm tới gia đình.

Hắn cứ đi chán rồi về, về tới nhà là chửi mắng, đánh đập và phá phách.. đã nhiều lần kêu công an nhưng đâu lại vào đấy. Chị em không còn hy vọng vào cuộc sống và có lần đã uống thuốc ngủ tự tử nhưng phúc phần không chết.. thế nhưng hắn vẫn thế. Bỏ mặc chị em nuôi nấng 2 đứa con ( một con riêng và một con chung). Hắn không hề quan tâm gì kể cả con cái ốm đau đi viện, tiền nong nuôi con chị em lo tất, trước tới giờ cứ về là hắn phá đồ đạc, đe dọa chửi mắng rồi cắt hết dây mạng , máy tính chỗ làm việc của chị em. Chị em là giáo viên cấp 2 mọi người xung quanh và học sinh rất quý mến, vì chị là con người sống hết mình vì công việc vì mọi người . Nhưng tiếc cho số phận của chị là lấy phải người chồng không ra gì. Giờ chị em và hắn đã ly thân sống chung một nhà nhưng chia phòng . Chị em sống và lo cho hai đứa nhỏ. Chị em rất muốn thoát khỏi nơi địa ngục này. Nhưng hắn không chịu ký đơn ly hôn và chia tài sản. Chị em muốn ly hôn nhưng không muốn ra đi trắng tay nên chị em cố chịu để ly hôn. Luật sư cho em hỏi là làm thế nào để hắn đồng ý ly hôn và chia tài sản ạ?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Người gửi: V.N.L

Câu hỏi được biên tập từ  chuyên mục hỏi đáp pháp luật hôn nhân và gia đình  của Nptlawyer.com ;.

Luật sư tư vấn hôn nhân gọi:         

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình 2014  

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì chị gái bạn có quyền đơn phương ly hôn mà không bắt buộc phải có sự đồng ý của người chồng:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hônnếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Do đó, trong trường hợp chị gái bạn thực sự muốn ly hôn và đã có đủ căn cứ để xin ly hôn thì chị gái bạn có thể làm thủ tục xin ly hôn tại tòa. Tóa án nhân dân có thẩm quyền trong trường hợp này theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 là tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng của chị gái bạn cư trú, sinh sống hoặc làm việc.

Việc chia tài sản chung vợ chồng của chị gái bạn và người chồng được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:

“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”

Do đó, chị gái bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu xin ly hôn và chia tài sản chung theo như quy định mà chúng tôi đã nêu trên.

Những điều cần lưu ý: quyền yêu cầu ly hôn, nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng

Tham khảo bài viết liên quan:

Ly hôn đơn phương  

Thủ tục ly hôn ?  

Án phí ly hôn ?  

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn luật Hôn nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *