Thưa luật sư, Tôi muốn bỏ chồng, cưới nhau được 16 năm nhưng do anh quá đam mê cờ bạc, thua bạc tôi thường xuyên bj đánh đập tàn nhẫn….càng ngày càng nảy sinh nhiều mâu thuẫn và các con tôi cũng bị ảnh hưởng rất nhiều nên tôi muốn bỏ chồng.

Vậy tôi phải làm thế nào ?

Cảm ơn luật sư,

Người gửi: Kim Tuyến

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật hôn nhân gia đình về ly hôn của Nptlawyer.com ;,

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến, gọi:

Trả lời

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của chị, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 51 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: "Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn". Như vậy, chị có thể nộp đơn để yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn.

Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Khi  vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án giải quyết việc ly hôn nếu có đủ căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng, làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được

Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng là vi phạm những quyền, nghĩa vụ được pháp luật ghi nhận và bảo vệ quy định tại chương III Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể như sau: Luật hôn nhân và gia đình năm  2014, quy định từ Điều 17 đến Điều 23 là quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ và chồng trong thời kì hôn nhân. Trong đó ghi nhận sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Trong hôn nhân, vợ chồng có nghĩa vụ  cùng chung sống với nhau, thương yêu, chung thủy, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc gia đình. Đồng thời, cả vợ và chồng đều có quyền lựa chọn nơi cư trú, được tôn trọng danh dự, nhân phẩm cũng như những tín ngưỡng tôn giáo của vợ, chồng. Hơn nữa, vợ chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội.

Từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời, chưa có hướng dẫn cụ thể mới trong trường hợp này. Tuy nhiên,theo Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP- TANDTC hướng dẫn cụ thể một số điều luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trước đây thì ta có thể hiều như sau:

Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

– Vợ chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận cảu người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.

– Vợ chồng luôn có hành vi ngược đã, hành hạ nhau như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.

– Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

Như vậy, Nếu vợ chị có các căn cứ như đã nêu trên thì chị có thể yêu cầu  tòa án giải quyết ly hôn và tòa án sẽ thụ lý và giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên.

– Về vấn đề tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của chị.

Điều 53 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy đinh:

Điều 53. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn

1. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

Điềm a khoản 1 Điều 33  Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004   quy định như sau

Điều 33. Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

Như vậy, vấn đề của chị sẽ do tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự thì: "Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân". Như vậy, chị cần nộp đơn về tòa án huyện, thành phố thuộc tỉnh nơi chồng chị đang cư trú, làm việc. Sau khi nộp đơn Tòa án sẽ thụ lý và hướng dẫn chị về xã, phường để xin xác nhận của địa phương.

Tham khảo video hướng dẫn việc giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn:

(Video: Hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương – Nptlawyer.com 😉

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Nptlawyer.com ;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *