Chào luật sư! Gia đình tôi có 1 mảnh đất khai hoang từ xưa! Làm đất ruộng nhưng thời gian sau này con cái không sử dụng nên bỏ hoang, gia đình bên cạnh một lần múc đất để ở thì đã đổ đất lên phần đất ruộng đó mặc dù gia đình tôi không đồng ý.

Hiện tại miếng đất đó đang được gia đình đó trồng hoa màu? Luật sư cho tôi hỏi tôi muốn lấy lại phần đất đó thì phải làm sao? Thủ tục như thế nào? Tôi ở nông thôn! Xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: P.T.H

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật đất đai của Nptlawyer.com ;.

.

Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật tố tụng dân sự 2004

Nội dung tư vấn:

Theo như nội dung thư mà bạn trình bày, gia đình bạn có 1 mảnh đất khai hoang từ xưa nhưng thời gian sau này con cái không sử dụng nên bỏ hoang, gia đình bên cạnh một lần múc đất để ở thì đã đổ đất lên phần đất ruộng đó mặc dù gia đình bên cạnh không đồng ý.Theo quy đinh của pháp luật đất đai và nội dung thư thì phần diện tích này vốn thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn. Do đó, trong trường hợp này, bạn cần đưa ra các chứng cứ chứng minh diện tích đất đó vốn thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn. Bạn có thể lấy các chứng cứ chứng minh theo các nguồn sau đây theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004:

“Điều 82. Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;
2. Các vật chứng;
3. Lời khai của đương sự;
4. Lời khai của người làm chứng;
5. Kết luận giám định;
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
7. Tập quán;
8. Kết quả định giá tài sản;
9. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.”

Sau khi có chứng cứ chứng minh gia đình bạn có quyền sử dụng diện tích đất nêu trên, bạn có quyền yêu cầu gia đình bên cạnh trả lại quyền sử dụng đất hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản theo quy định để đòi lại quyền sử dụng đất của gia đình mình:

“Điều 35. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ
Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
c) Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.”

Đồng thời, bạn cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện như sau

– Đơn khởi kiện;

– Các tài liệu liên quan tới vụ kiện ( các chứng cứ sử dụng để chứng minh);

– Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác;

– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Nếu tòa án xác định diện tích đất này là của gia đình bạn thì bạn có thê xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật  và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn luật đất đai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *