Thưa luật sư!Tôi có vấn đề muốn hỏi luật gia và mong luật gia sớm hồi đáp cho tôi. Tôi năm nay 36 tuổi, là sỹ quan quân đội, quê quán ở Quốc Oai, Hà Nội, và hiện đang công tác tại Hải Phòng. Cách đây hai năm có cô gái tên H (31 tuổi, dạy mầm non tại một cơ sở tư nhân ở Hải Phòng) chủ động làm quen với tôi qua số điện thoại.

  Sau đó chúng tôi gặp gỡ trực tiếp. Qua lời cô H tâm sự và tìm hiểu tại cơ sở làm việc của cô H, tôi nắm được cô H này cùng quê ở Hà Nội, nhưng khác huyện, độc thân, chưa chồng con. Vì vậy sau đó chúng tai nảy sinh tình cảm và có quan hệ. Khi cô H mang thai, tôi có đề cập đến việc cưới xin, tuy nhiên cô H từ chối việc kết hôn. Lúc này tôi đã nghi ngờ cô H có vấn đề gì đó. Tuy nhiên do đặc thù công việc không có thời gian tìm hiểu nên tôi bỏ qua. Sau đó, khi cái thai được 5 tháng, cô H thừa nhận với tôi rằng đã có một đời chồng trước đó và nói với tôi rằng có cưới thì cưới. Điều đó làm tôi và gia đình tôi không thể chấp nhận được. Nhận thấy mình đặt tình cảm nhầm chỗ và không còn tình cảm với cô H nữa tôi đã chấm dứt và khuyên cô H bỏ thai. Tuy nhiên cô này không chịu dọa tự tử. Vì vậy tôi không can thiệp nữa, để cô H sinh con. Tuy nhiên, giờ đây cô này yêu cầu tôi phải đăngkí kết hôn để làm khai sinh cho con. Tôi không đồng ý và trả lời rằng tôi không phạm lỗi gì với cô, tình cảm không còn và giờ tôi chỉ có trách nhiệm với đứa bé nếu xác định được nó đúng là con tôi. Tôi và cô H đã thỏa thuận nhiều lần không được. Cô H đe dọa sẽ làm đơn kiện tôi, và thực tế cô H đã vào đơn vị tôi mấy lần để nói chuyện với lãnh đạo đơn vị tôi. Tôi đã tìm hiểu qua luật định tuy nhiên vẫn còn chưa rõ cơ sở. Nay tôi muốn hỏi, tôi muốn làm ADN và xác nhận quan hệ cha con, khai sinh và cấp dưỡng theo quy định của pháp luật và không kết hôn với cô H có đúng luật định không. Cô H có thể kiện tôi được không, kiện vì việc gì và mức độ xử lí ra sao theo quy định nội bộ của Luật sỹ quan quân đội. Xin luật gia nghiên cứu và trả lời cho tôi theo quy định ngành sỹ quan. tôi xin chân thành cảm ơn luật gia./.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn Luật hôn nhân   của Nptlawyer.com ;

>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân  trực tuyến: 

 

Kính chào và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chứng tôi. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

 

I Cơ sở pháp lý:

Nghị định 123/2015 Hướng dẫn một số quy định của Luật Hộ tịch

Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Luật sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999,sửa đổi bổ sung năm 2008 và năm 2014

II Nội dung trả lời:

1,Tôi muốn làm ADN và xác nhận quan hệ cha con, khai sinh và cấp dưỡng theo quy định của pháp luật và không kết hôn với cô Hằng có đúng luật định không.?

Theo quy định của pháp luật:

 Điều kiện để đăng ký nhận cha, mẹ, nhận con ngoài giá thú:

– Người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con phải còn sống vào thời điểm đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện, không có tranh chấp giữa những người có quyền, lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con.

Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, nhận con ngoài giá thú:

 1. Người yêu cầu đăng ký cha, mẹ, con điền và nộp mẫu tờ khai về việc nhận cha, mẹ, con tại tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con. (Trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự)

Người đi đăng ký phải xuất trình các giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con:
   – Bản chính hoặc bản sao Giấy khai sinh của người đ­ược nhận là con (trong tr­ường hợp nhận con); của ngư­ời nhận cha, mẹ (trong trư­ờng hợp xin nhận cha, mẹ).
   – Bản chính CMND, hộ khẩu của người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con.
  – Các giấy tờ, tài liệu, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh giữa người nhận và người đ­ược nhận có mối quan hệ cha, mẹ, con.
Điều Nghị định 123/2015 Hướng dẫn một số điều của Luật Hộ Tịch

Điều 19 Đăng ký nhận cha mẹ con

1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam, tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.

2. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã; hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha – con hoặc quan hệ mẹ – con;

c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc.

Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, cùng người có yêu cầu ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp cho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.

– Theo Điều 11 Thông tư 15/2015 Hưỡng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015 

    "Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
   – Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
   – Trường hợp không có văn bản thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng."
>>>>Như vậy,  trong trường hợp này nếu như không có tranh chấp về việc nhận con và bạn có bằng chứng, chứng minh đó là con của bạn hoàn toàn có quyền được làm thủ tục xác nhận ADN để nhận lại con. Và kể cả bạn không kết hon với cô Hằng bạn vẫn có quyền được nhận con của mình.
2, Cô Hằng có thể kiện tôi được không, kiện vì việc gì và mức độ xử lí ra sao theo quy định nội bộ của Luật sỹ quan quân đội.?
Theo quy định tại Điều 28 Luật sỹ quan năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2008 và năm 2014
Điều 28 Những việc sỹ quan không được làm

Sĩ quan không được làm những việc trái với pháp luật, kỷ luật quân đội và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.

Theo quy định tại  Điều 8 Luật hôn nhan gia đình năm 2014

Điều 8. Điều kiện kết hôn

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Như vậy trong trường hợp bây giờ khi nhận thấy tình cảm của mình không còn như trước nữa , bạn không muốn kết hôn với cô Hằng nữa, như vậy bạn chẳng vi phạm quy định gì của pháp luật về lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Việc bạn và cô Hằng có quan hệ với nhau và có con là do hai bên tự nguyện nên cô Hằng không thể có lý do gì để khởi kiện bạn cả. Nếu có thì cũng chỉ là quyền nuôi dưỡng chăm sóc hay phụ cấp cho con của bạn mà thôi. Vì không vi phạm quy định của pháp luật về lĩnh vực hôn nhân nên bạn cũng không vi phạm quy địn của luật Sỹ quan quân đội

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về ý kiến tư vấn xin hãy liên hệ với tổng đài:  để được tư vấn trực tiếp hoặc bạn có thể liên hệ với gmail : lienhe@Nptlawyer.com.vn

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự Nptlawyer.com ;.

Trân trọng.

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *