Thưa Luật sư. Không đăng ký kết hôn, người cha có quyền nuôi con?

Người gửi: N.T.Dau
Xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp hôn nhân của Nptlawyer.com ;.

Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến qua tổng đài:

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Nptlawyer.com ;. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

 

Căn cứ pháp lý:

Luật hôn nhân gia đình năm 2014 

Nội dung phân tích:

Luật hôn nhân gia đình 2014 điều 14 có quy định như sau:

"1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn."

Điều 15 nêu rõ "Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con."

Theo đó, quyền nuôi con được thực hiện theo nguyên tắc:

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

– Cha và mẹ đứa trẻ thỏa thuận người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Cha có thể giành được quyền nuôi con khi đáp ứng điều kiện sau:

– Không thuộc trường hợp quy định bị Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên theo điều 85 Luật hôn nhân gia đình 2014

"Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này."

– Người cha thỏa thuận được với mẹ đứa bé về việc trực tiếp nuôi con.

– Xét nguyện vọng của đứa bé muốn ở với cha.

– Cha và mẹ đứa trẻ không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi đứa bé, Tòa án xét trên quyền lợi về mọi mặt của con, thấy việc giao cho cha có lợi cho sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần của đứa trẻ thì cha được quyền trực tiếp nuôi con.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Rất mong sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – Nptlawyer.com ;. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *