Xin chào Luật sư! Em có vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự giải đáp như sau: Bố mẹ em muốn li hôn sau gần 30 năm chung sống. Em xin tóm tắt về hoàn cảnh gia đình của em như sau ạ. Bố em đã có một đời vợ và hai người con trai, sau khi li hôn với vợ trước, bố mẹ em đến với nhau, không đám cưới, không đăng ký kết hôn từ năm 1989.

Đến năm 2006, mẹ em được bên Ủy ban nhân dân xã làm cho một giấy đăng ký kết hôn, và làm lại sổ hộ khẩu, bìa đỏ đất, tất cả đều có ghi tên mẹ em trong quan hệ với chủ hộ (là cha em) – là vợ. Nhưng sau đó, cha em không ký vào tờ giây đăng ký kết hôn mà xé đi. Hiện tại sổ hộ khẩu gia đình và bìa đất đều có tên mẹ em cùng với tên cha em. Sau 30 năm chung sống, cha em nhiều lần ngoại tình (tính đến nay đã là lần thứ 4), hay rượu chè, say xỉn, đánh đập hành hạ mẹ con em. Ông đã không dưới 10 lần đánh mẹ em nhập viện, lần nằm viện lâu nhất là 1 tháng. Với con cái luôn thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Hiện tại, tổng nợ mà cha mẹ em phải trả bao gồm: – Nợ tín dụng 350 triệu đồng – Mẹ em vay phường để trả lãi tín dụng hằng tháng, cho cha em đi bán bảo hiểm, lo các chi phí khác tính đến nay còn 187 triệu.  Hiện tại cha em yêu cầu mẹ em li hôn và thanh toán nợ nần, tài sản. Tuy nhiên ông ấy muốn mẹ em ra đi tay trắng vì vu cho mẹ em tội "bỏ nhà, bỏ chồng ra đi" và hợp thức hóa việc ngoại tình của mình. Hiện tại ông ta không cho phép mẹ em về nhà, và cũng tuyên bố sẽ đơn phương li hôn. Vậy em muốn nhờ văn phòng luật sư tư vấn giúp em: – Nếu cha em đơn phương li hôn, mẹ em cần những thủ tục gì để chứng minh mình có quyền lợi trong khối tài sản chung? Vì hiện tại giấy ĐKKH mẹ em không có, đã bị cha em xé từ trước – Khối nợ chung của cả hai người sẽ được phân chia như thế nào, đặc biệt là số nợ phường mà mẹ em đã vay dưới tên mẹ em. Em muốn xin thủ tục li hôn ? Em xin chân thành cảm ơn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn Luật hôn nhân của Nptlawyer.com ;.

 Lu ật sư tư vấn Luật hôn nhân  gọi:

Trả lời:

 

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Nptlawyer.com ;. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2000

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Nội dung tư vấn

Theo thông tin bạn cung cấp thì bố và mẹ bạn đã sống chung với nhau từ năm 1989 và không đăng ký kết hôn. Tuy nhiên thì đến năm 2006, mẹ bạn được bên Ủy ban nhân dân xã làm cho một giấy đăng ký kết hôn. Việc ủy ban nhân dân xã tự ý cấp cho mẹ bạn giấy chứng nhận kết hôn là trái với pháp luật và giấy chứng nhận kết hôn này không có hiệu lực pháp luật. Thời điểm ủy ban nhân dân xã cấp giấy chứng nhận kết hôn cho mẹ bạn là năm 2006 nên việc đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 như sau: 

Điều 11. Đăng ký kết hôn 
"1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này.
Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.
Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn"

Như vậy, việc bố bạn không tham gia vào quá trình đăng ký kết hôn nên giấy chứng nhận đăng ký kết hôn mà ủy ban nhân dân xã cấp cho mẹ bạn là không có giái trị pháp lý. Giữa bố và mẹ bạn không tồn tại quan hệ vợ chồng. Vì vậy, việc phân chia tài sản khi bố mẹ bạn không còn sống chung thì sẽ được thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc xửa lý tài sản trong trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Cụ thể như sau: 

Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

"1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này"

Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

"1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập"

Như vậy, việc phân chia tài sản và các khoản nợ mà mẹ bạn đứng tên sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Nếu các bên không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án sẽ giải quyết. Việc để Tòa án giải quyết thì sẽ phải chịu mức phí rất cao. Vì vậy, tốt nhất cả bố mẹ bạn nên thỏa thuận với nhau để tránh cho việc phải mất một khoản tiền lớn cho phía tòa án.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email: npttrinhlaw@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Nptlawyer.com ;.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư hôn nhân và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *