Xin chào luật sư! Em lấy chồng bên Canada vào 13/11/2012, và có con với người chồng vào 23/05/2014, chồng đã làm thủ tục bảo lãnh và vào đầu tháng 10 , em nhận được visa đi Canada , và sau khi đặt hết vé máy bay , vì một sự mâu thuẫn về việc nuôi con , ông ấy tức giận và hủy visa bảo lãnh vào ngày 16/11/2015

Nhưng trong khi đó em hoàn toàn không biết việc này, cho đến khi 23/11/2015 bên lãnh sư quán Canada gọi điện báo em mới biết. Từ ngày đó trở đi ông ấy không hề liên lạc với em. Về hành vi này của ông ấy, có được xem là lừa gạt, và bỏ vợ con 1 cách vô trách nhiệm không? Em có thể làm đơn khởi kiện ông ấy không ? Và em làm đơn kiện này gởi đi đâu được ? Mong hỗ trợ và tư vấn cho em

Xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân gia đình Nptlawyer.com ;.

 

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình gọi:

Trả lời:

Kính thưa Quý khách hàng, Công ty TNHH Nptlawyer.com ; đã nhận được yêu cầu của Quý khách. Vấn đề của Quý khách chúng tôi xin giải đáp như sau:

 

Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân gia đình 2014 

Nội dung phân tích:

Theo như dữ liệu bạn cung cấp thì bạn lấy chồng bên canada và có 1 đứa con với người này. Nhưng do mâu  thuẫn khiến cho chồng bạn hủy visa bảo lãnh cho bạn cũng như hiện tại bạn không thể liên lạc được, trong trường hợp này không hề có dấu hiệu của sự lừa gạt nào ở đây mà chỉ có mâu thuẫn nội bộ trong gia đình giữa vợ chồng bạn cũng như không có các hành vi quy định tại điều 5 luật hôn nhân gia đình do đó pháp luật cũng không thể can thiệp trong trường hợp này. Việc chồng bạn không liên lạc với bạn và chăm sóc con bạn thì bạn có thể làm đơn yêu cầu tòa án bắt buộc chồng bạn phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con bạn. Trong trường hợp bạn làm đơn ly hôn đơn phương thì chồng bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con bạn, trừ trường hợp chồng bạn ngoại tình, bạo lực thì bạn mới có thể tiến hành khởi kiện.

"Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình."

"Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội."

"Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này."

"Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con."

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email npttrinhlaw@gmail.com  hoặc qua Tổng đài tư vấn:  .

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hôn nhân gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *