Các tranh chấp trong lĩnh vực đất đai trong thời gian qua không ngừng tăng, một trong những nguyên nhân căn bản là các quy định của pháp luật không theo kịp với sự biến động của thị trường và quan hệ xã hội. Diễn Đàn Luật; cung cấp bài viết về các vấn đề cơ bản giải quyết tranh chấp đất đai để Quý khách hàng tham khảo.

– Nptlawyer.com ; tiếp nhận mọi câu hỏi của Quý khách hàng trong lĩnh vực đất đai thông qua Email: npttrinhlaw@gmail.com , Thông thường câu hỏi của Quý khách hàng sẽ được trả lời trong phạm vi 7 ngày kể từ ngày Chúng tôi tiếp nhận được đầu đủ nội dung câu hỏi. Trong trường hợp, Quý khách cần câu hỏi tư vấn cụ thể bằng văn bản, có cơ sở pháp lý, có ý kiến của trưởng văn phòng Nptlawyer.com ;. Quý khách có thể xác nhận việc thanh toán trực tiếp qua hệ thống thanh toán online của công ty hoặc bằng hình thức chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Chúng tôi khi quý khách có nhu cầu nhận hóa đơn dịch vụ tư vấn pháp luật của MKLAW FIRM.

– Em mail luật sư tiếp nhận các yêu cầu dịch vụ luật sư trong lĩnh vực đất đai: lienhe@Nptlawyer.com.vn . Mức phí dịch vụ của Nptlawyer.com ; sẽ được các luật sư của chúng tôi đưa ra và gửi báo giá thông qua email hoặc thông qua văn bản sau khi đã thẩm định, làm rõ yêu cầu của khách hàng;

– Nếu vấn đề của Quý khách cần giải quyết ngay vui lòng trao đổi trực tiếp với luật sư giàu kinh nghiệp thông qua tổng đài tư vấn pháp luật đất đai: (Nhấn máy lẻ phím 4);

– Nếu vấn đề của Quý khách không thể gửi qua email hoặc trao đổi trực tiếp qua tổng đài vì vấn đề này có tính phức tạp, cần trao đổi chi tiết để làm rõ vấn đề thì Quý khách vui lòng đặt lịch trực tiếp với luật sư thông qua số điện thoại: 043 9916057. Chúng tôi, hỗ trợ tư vấn trực tiếp tại văn phòng từ 8h sáng đến 21h tối tất cả các ngày trong tuần (Chỉ trừ ngày lễ). Mức phí để luật sư tư vấn trực tiếp là : 199.000 VNĐ/ 1 giờ tư vấn. Quý khách có thể hỏi mọi vấn đề pháp lý trong lĩnh vực đất đai, đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệp luôn sẵn sàng giải đáp mọi vướng mắc của Quý khách hàng.

Hỏi đáp pháp luật trực tuyến về đất đai gọi:

———————————————————————————————

Chỉ đạo biên soạn: PGS, TS Nguyễn Tất Viễn- Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
Biên soạn: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật

Mục lục

 

 

Trang

I

Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, trưng dụng đất

4

II

Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai

7

III

Quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

18

IV

Chế độ sử dụng đất nông nghiệp

21

V

Chế độ sử dụng đất phi nông nghiệp

24

VI

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

26

VII

Thủ tục hành chính áp dụng chung khi người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ

37

VIII

Trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai

39

IX

Trình tự, thủ tục hành chính trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất

47

X

Bồi thường đất

57

XI

Bồi thường tài sản

61

XII

Chính sách hỗ trợ

67

 

 

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI

 

 

I. GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT, CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT, THU HỒI ĐẤT, TRƯNG DỤNG ĐẤT

 

Câu 1. Hộ gia đình tôi muốn thuê đất của Nhà nước để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Xin hỏi trong trường hợp này, thẩm quyền quyết định cho thuê đất thuộc cơ quan nào?

Điều 37 Luật Đất đai năm 2003 quy định thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.

– Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư.

– Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Ủy ban nhân dân các cấp không được ủy quyền trong việc quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Như vậy, trong trường hợp trên thẩm quyền quyết định cho hộ gia đình thuê đất để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất – kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.

 

Câu 2.  Thời hạn sử dụng đất do Nhà nước giao, cho thuê được quy định như thế nào? Khi hết thời hạn giao đất, cho thuê đất, nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì có được Nhà nước gia hạn sử dụng đất hay không?

Điều 67 Luật Đất đai năm 2003 quy định thời hạn sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê như sau:

1. Thời hạn giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân là hai mươi năm; thời hạn giao đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là năm mươi năm.

– Thời hạn cho thuê đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là không quá hai mươi năm; thời hạn cho thuê đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là không quá năm mươi năm.

Thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; trường hợp đất được Nhà nước giao, cho thuê trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày 15 tháng 10 năm 1993.

Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt;

2. Thời hạn sử dụng đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức do được giao trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 bằng một phần hai thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó phải chuyển sang thuê đất;

3. Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; tổ chức kinh tế để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá năm mươi năm; đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất là không quá bảy mươi năm.

Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.

4. Thời hạn cho thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao là không quá chín mươi chín năm. Khi hết thời hạn, tổ chức đó có thể được Nhà nước Việt Nam xem xét gia hạn hoặc cho thuê đất khác nếu có nhu cầu sử dụng đất;

5. Thời hạn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn là không quá năm năm; trường hợp cho thuê đất trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 thì thời hạn thuê đất được xác định theo hợp đồng thuê đất.

 

Câu 3. Công ty A được tỉnh H giao đất để đầu tư xây dựng khu công nghiệp. Nhưng đã hơn 1 năm nay kể từ ngày nhận bàn giao đất trên thực địa, dự án vẫn chưa được tiến hành. Ủy ban nhân dân tỉnh H đã ra quyết định thu hồi diện tích đất đã giao cho công ty A. Quyết định trên của Ủy ban nhân dân tỉnh H có đúng quy định của pháp luật không. Theo quy định của pháp luật thì Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 38 Luật Đất đai năm 2003 thì Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

1. Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế;

2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;

3. Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả;

4. Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

5. Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

6. Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp sau đây:

a) Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm;

b) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

7. Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;

8. Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

9. Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;

10. Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn;

11. Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám tháng liền; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền;

12. Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép.

Công ty A được giao đất để xây dựng khu công nghiệp nhưng đã không được sử dụng đất  trong thời hạn hơn 12 tháng liền. Vậy theo quy định tại điểm 12 trên thì việc Uỷ ban nhân dân tỉnh H ra quyết định thu hồi đất trong trường hợp này là đúng.

II. ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI

 

Câu 4. Gia đình tôi được nhà nước giao 2 héc ta đất trồng cây hàng năm. Nhưng vừa qua diện tích đất trên bị thu hẹp do sạt lở tự nhiên. Hỏi trong trường hợp này tôi có phải đăng ký lại quyền sử dụng đất không? Xin hỏi việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện trong những trường hợp nào và được thực hiện ở đâu?

* Theo  quy định tại Điều 46 Luật Đất đai năm 2003 và Điều 38 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh; do Uỷ ban nhân dân cấp huyện thành lập thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

* Đăng ký quyền sử dụng đất gồm đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu và đăng ký biến động về sử dụng đất.

1. Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng;

b) Người đang sử dụng đất mà thửa đất đó chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2. Đăng ký biến động về sử dụng đất được thực hiện đối với người sử dụng thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có thay đổi về việc sử dụng đất trong các trường hợp sau:

a) Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; 

b) Người sử dụng đất được phép đổi tên;

c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất;

d) Chuyển mục đích sử dụng đất;

đ) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;

e) Chuyển đổi từ hình thức Nhà nước cho thuê đất sang hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;

g) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất;

h) Nhà nước thu hồi đất.

Như vậy, trong trường hợp diện tích đất nông nghiệp của gia đình bạn bị thu hẹp do sạt lở tự nhiên tức là có sự thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất nên bạn cần phải thực hiện đăng ký biến động về sử dụng đất.

Câu 5. Ông K nhận khoán 2 ha đất của nông trường chè X. Khi ông K đến Ủy ban nhân dân xã nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cán bộ địa chính của xã trả lời rằng trong trường hợp này ông K không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cán bộ địa chính xã nói như vậy có đúng không?

Cán bộ địa chính xã trả lời ông K như vậy là đúng. Vì theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì Nhà nước không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp sau:

a) Đất do Nhà nước giao để quản lý quy định tại Điều 3 của Nghị định này;

b) Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý sử dụng;

c) Người sử dụng đất do thuê, thuê lại của người khác mà không phải là đất thuê hoặc thuê lại trong khu công nghiệp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này;

d) Người đang sử dụng đất mà không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật Đất đai;

đ) Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường.

 

Câu 6. Những trường hợp nào cần phải được cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 41 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì trong quá trình sử dụng đất, những trường hợp sau đây phải được cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

a) Tạo thửa đất mới do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất;

b) Tạo thửa đất mới do hợp nhiều thửa đất thành một thửa;

c) Tạo thửa đất mới trong trường hợp chuyển quyền một phần thửa đất, chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất, Nhà nước thu hồi một phần thửa đất, người sử dụng đất đề nghị tách thửa đất thành nhiều thửa mà pháp luật cho phép;

d) Khi người sử dụng đất cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hoặc để xây dựng nhà xưởng, cơ sở dịch vụ công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao trong khu công nghệ cao; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong khu phi thuế quan và khu công nghiệp, khu giải trí đặc biệt, khu du lịch trong khu thuế quan của khu kinh tế (gọi là cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp);

đ) Ranh giới thửa đất bị thay đổi khi thực hiện kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thực hiện quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức; thực hiện văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật; thực hiện việc xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; thực hiện quyết định hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, thực hiện bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; thực hiện văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp pháp luật; thực hiện việc chia tách quyền sử dụng đất theo văn bản phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình ho��c nhóm người có quyền sử dụng đất chung;

e) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất bị ố, nhòe, rách, hư hại hoặc bị mất.

 

Câu 7. Diện tích đất mà gia đình ông bà C sử dụng là 80 m2, nhưng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình ông bà C lại ghi nhầm là 68 m2. Trong trường hợp này thì cơ quan nào có trách nhiệm đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình ông bà C.

Theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì khi phát hiện nội dung ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sai sót thì Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đính chính đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân t���nh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp; Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đính chính đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp.

Như vậy trong trường hợp trên, cơ quan nhà nước có trách nhiệm đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình ông bà C là Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đó.

Để thực hiện việc đính chính nội dung ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình, ông bà C cần phải làm đơn gửi tới Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó, trong đơn ghi rõ những sai sót về nội dung đã ghi trên giấy, có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi có đất hoặc biên bản kiểm tra của tổ kiểm tra do cơ quan tài nguyên và môi trường có thẩm quyền đính chính thành lập. 

 

Câu 8. Việc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp được thực hiện theo quy định sau:

a) Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sạt lở tự nhiên đối với cả thửa đất; có thay đổi ranh giới thửa đất mà phải cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

b) Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp thu hồi đất theo quy định tại Điều 38 của Luật Đất đai;

c) Trường hợp không thu hồi được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất;

d) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp giấy của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp giấy của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Trường hợp đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân đã được thi hành trừ các trường hợp quy định trên.

 

 

Câu 9. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình anh A chỉ ghi họ, tên anh A với lý do vợ anh A là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Vợ chồng A cho rằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng nên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình anh A cần phải ghi họ, tên của cả hai vợ chồng anh. Xin hỏi pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?

Điều 43 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định về việc ghi tên người sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

1. Đối với tổ chức, tổ chức nước ngoài sử dụng đất thì ghi tên tổ chức theo quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư.

Đối với đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh thì ghi tên đơn vị sử dụng đất quy định tại khoản 3 Điều 83 của Nghị định này.

2. Đối với cơ sở tôn giáo sử dụng đất thì ghi tên cơ sở tôn giáo đó.   

3. Đối với hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau:

a) Trường hợp hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng; trường hợp hộ gia đình đề nghị chỉ ghi họ, tên vợ hoặc họ, tên chồng thì phải có văn bản thoả thuận của vợ và chồng có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

b) Trường hợp hộ gia đình sử dụng đất là tài sản chung của cả hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì ghi họ, tên chủ hộ.

c) Trường hợp hộ gia đình sử dụng đất mà vợ hoặc chồng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại Điều 121 của Luật Đất đai thì chỉ ghi họ, tên vợ hoặc họ, tên chồng là cá nhân trong nước.

Đối với hộ gia đình sử dụng đất mà vợ hoặc chồng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại Điều 121 của Luật Đất đai thì việc ghi tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

4. Đối với cộng đồng dân cư sử dụng đất thì ghi tên cộng đồng dân cư đó.

5. Đối với cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng đất thì ghi họ, tên cá nhân đó.

6. Đối với trường hợp nhiều người sử dụng đất có quyền sử dụng chung thửa đất thì ghi tên tất cả những người sử dụng đất đó, trừ trường hợp nhà chung cư.

Đối với nhà chung cư thì việc ghi tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 46 của Nghị định này.

7. Trường hợp người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà việc ghi tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phù hợp với quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, nếu có nhu cầu thì làm thủ tục chỉnh lý trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.

Như vậy, trong trường hợp trên, nếu vợ anh A là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại Điều 121 Luật Đất đai năm 2003 (cụ thể là các trường hợp như: người về đầu tư lâu dài có nhu cầu nhà ở trong thời gian đầu tư tại Việt Nam; người có công đóng góp với đất nước; những nhà hoạt động văn hóa, hoạt động khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước; người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam) thì trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình anh A chỉ ghi họ, tên anh A. Nếu vợ anh A thuộc các trường hợp quy định tại Điều 121 của Luật Đất đai thì trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình anh A ghi cả họ, tên anh A và họ, tên vợ anh A.

Câu 10. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trong trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được thực hiện như thế nào?

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trong trường hợp thửa đất có vườn, ao được quy định tại Điều 45 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai như sau:

1. Diện tích đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được xác định theo quy định sau:

a) Diện tích đất ở là diện tích ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp;

b) Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao sang đất ở thì diện tích đất ở được xác định lại theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 87 của Luật Đất đai, khoản 2 và khoản 3 Điều 80 của Nghị định này; hộ gia đình, cá nhân không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch giữa diện tích đất ở được xác định lại và diện tích đất ở ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

c) Trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế thì diện tích đất ở được xác định lại theo quy định tại điểm b khoản này và người bị thu hồi đất được bồi thường theo giá đất ở đối với diện tích đất ở đã được xác định lại.

2. Trường hợp đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư được sử dụng trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 mà trong hồ sơ địa chính hoặc các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai có ghi nhận rõ ranh giới thửa đất ở (hoặc thổ cư) thì toàn bộ diện tích đất đó được xác định là đất ở theo quy định tại khoản 2 Điều 87 của Luật Đất đai; trường hợp ranh giới thửa đất chưa được xác định trong hồ sơ địa chính hoặc trên các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì diện tích đất ở được xác định không quá năm (05) lần hạn mức diện tích giao đất ở của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai nhưng tổng diện tích không vượt quá diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng; phần diện tích đất còn lại sau khi đã xác định thửa đất ở thì được xác định theo hiện trạng sử dụng đất.

3. Trường hợp đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư được sử dụng từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì diện tích đất ở được xác định theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 87 của Luật Đất đai. 

Câu 11. Anh T mua một căn hộ chung cư, nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất xây dựng nhà chung cư. Xin hỏi trong trường hợp này anh T có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì đất xây dựng nhà chung cư và các công trình trực tiếp phục vụ nhà chung cư thuộc chế độ đồng quyền sử dụng của những người sở hữu căn hộ chung cư; trường hợp nhà chung cư và các công trình trực tiếp phục vụ nhà chung cư cho thuê thì quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu nhà chung cư.

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà chung cư theo quy định sau:

a) Chủ đầu tư sử dụng đất để thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà chung cư được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

b) Trường hợp toàn bộ nhà chung cư thuộc quyền sở hữu của một chủ sở hữu hoặc nhóm các chủ sở hữu là tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp mới hoặc ch���nh lý để giao cho chủ sở hữu hoặc nhóm chủ sở hữu nhà chung cư đó;

c) Trường hợp chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu nhà chung cư bán căn hộ của nhà chung cư thì người mua căn hộ của nhà chung cư được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với hình thức sử dụng đất là sử dụng chung; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu nhà chung cư được chỉnh lý cho phù hợp với hình thức sử dụng đất là sử dụng chung.

Như vậy, anh T được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với hình thức sử dụng đất là sử dụng chung.

 

Câu 12.  Ba anh em M sở hữu chung một ngôi nhà do bố mẹ họ để lại. Xin hỏi trong trường hợp này giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp chung cho ba anh em M hay được cấp riêng cho từng người?

Theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì nếu ba anh em M tự thoả thuận phân chia toàn bộ diện tích đất thành từng thửa đất sử dụng riêng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo từng thửa đất đó.

Trong trường hợp ba anh em M tự thoả thuận phân chia phần diện tích đất sử dụng riêng và có phần diện tích sử dụng chung thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho từng người; trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi phần diện tích đất sử dụng chung và phần diện tích đất sử dụng riêng.

Trong trường hợp ba anh em M không tự thoả thuận phân chia diện tích đất sử dụng riêng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho từng người; trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi diện tích đất là sử dụng chung.  

 

Câu 13.  Gia đình ông K đang sử dụng hơn 200 m2 đất nông nghiệp nhưng không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Hỏi gia đình ông K có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất đó không?

Theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì gia đình ông K đang sử dụng 200m2 mà toàn bộ thửa đất đó không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất đó khi có đủ các điều kiện sau:

a) Đất không có tranh chấp;

b) Đất đã được sử dụng trước thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được xét duyệt; trường hợp đất được sử dụng sau thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được xét duyệt thì phải phù hợp với quy hoạch hoặc kế hoạch đó. Thời điểm sử dụng đất do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận;

c) Trường hợp sử dụng đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.

Câu 14.  Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất sử dụng cho kinh tế trang trại được pháp luật quy định như thế nào?

Điều 50 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất sử dụng cho kinh tế trang trại như sau:

1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn rà soát hiện trạng sử dụng đất và báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với đất sử dụng cho kinh tế trang trại mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo nội dung sau:

a) Hiện trạng sử dụng đất so với hồ sơ địa chính và quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt;

b) Kết quả đầu tư sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối của trang trại;

c) Diện tích đất được Nhà nước giao, cho thuê; nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, nhận góp vốn của hộ gia đình, cá nhân khác; nhận khoán của tổ chức.

2. Trên cơ sở báo cáo của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định xử lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp cho kinh tế trang trại mà sử dụng đất không đúng mục đích; tự ý xây dựng nhà ở, công trình sử dụng vào mục đích kinh doanh phi nông nghiệp, các công trình kiến trúc khác thì phải tự khắc phục, tháo dỡ công trình để sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định; trường hợp không tự khắc phục, tháo dỡ thì Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện biện pháp cưỡng chế hoặc thu hồi đất;

b) Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được Nhà nước giao đất mà đã sử dụng để làm kinh tế trang trại thì được tiếp tục sử dụng trong thời hạn còn lại đối với diện tích đất không vượt quá hạn mức quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai; đối với diện tích đất vượt hạn mức thì xử lý theo quy định tại Điều 67 của Luật Đất đai;

c) Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được Nhà nước giao đất mà đã sử dụng để làm kinh tế trang trại thì phải chuyển sang thuê đất; thời hạn thuê đất là thời hạn còn lại của thời hạn giao đất;

d) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để làm kinh tế trang trại do được Nhà nước cho thuê đất hoặc do nhận khoán của tổ chức, nhận góp vốn của hộ gia đình, cá nhân khác thì được tiếp tục sử dụng theo hợp đồng đã ký kết;

đ) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để làm kinh tế trang trại do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 71 của Luật Đất đai.

3. Diện tích đất quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều này (trừ trường hợp nhận khoán của tổ chức) mà có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.  

III. QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

Câu 15. Tôi được biết hiện nay Nhà nước đã cho phép quyền sử dụng đất tham gia thị trường bất động sản. Vậy xin hỏi những loại đất nào thì được tham gia vào thị trường này?

Điều 59 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định đất được tham gia thị trường bất động sản bao gồm:

1. Đất mà tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất được tham gia thị trường bất động sản bao gồm:

a) Đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản xuất không phải là rừng tự nhiên được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân;

b) Đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;

c) Đất nông nghiệp được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

d) Đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài;  

đ) Đất ở được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở; đất ở được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở; đất ở được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở;

e) Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng vào mục đích làm nhà ở đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;

g) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

h) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài;

i) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh do hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế đang sử dụng đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

2. Đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm mà tài sản gắn liền với đất được tham gia thị trường bất động sản bao gồm:

a) Đất trồng cây lâu năm có vườn cây, đất rừng sản xuất có rừng, đất làm muối và đất nuôi trồng thuỷ sản đã đầu tư hạ tầng;

b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh mà đã đầu tư hạ tầng hoặc có công trình gắn liền với đất.

3. Người nhận tài sản gắn liền với đất thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất trong thời hạn còn lại của hợp đồng thuê đất đã ký kết.

4. Khi hết thời hạn sử dụng đất, người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất từ người khác quy định tại khoản 1 Điều này; người nhận tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước từ người khác quy định tại khoản 2 Điều này nếu có nhu cầu gia hạn sử dụng đất thì đều được xem xét gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.

Câu 16.  Đấu giá quyền sử dụng đất được áp dụng trong trường hợp nào? Trường hợp nào thì không đấu giá quyền sử dụng đất?

Điều 61 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định:

1. Đấu giá quyền sử dụng đất được áp dụng khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất hoặc khi thi hành án, thu hồi nợ có liên quan đến quyền sử dụng đất, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.

2. Không đấu giá quyền sử dụng đất được áp dụng khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất hoặc khi thi hành án, thu hồi nợ có liên quan đến quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau:

a) Các trường hợp sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư; sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; nhà máy, xí nghiệp phải di dời theo quy hoạch; sử dụng đất để xây dựng nhà chung cư cho công nhân các khu công nghiệp, ký túc xá sinh viên, nhà ở cho người phải di dời do thiên tai;

b) Trường hợp tổ chức kinh tế chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất;

c) Trư���ng hợp người sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

d) Trường hợp đất đưa ra đấu giá mà không có người tham gia hoặc đấu giá không thành.

Câu 17. Đăng ký giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất gồm các trường hợp nào? được thực hiện tại cơ quan nào?

Theo quy định tại Điều 64 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì đăng ký giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất gồm các trường hợp sau:

a) Đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất;

b) Đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất;

c) Đăng ký sửa chữa sai sót trong nội dung đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất;

d) Đăng ký huỷ hoặc xoá kết quả đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất;

đ) Đăng ký kết quả về việc xử lý tài sản thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất.

Cơ quan thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

IV. CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Câu 18. Vừa qua gia đình nhà ông H được giao 20 héc ta đất trồng cây lâu năm. Theo quy định của pháp luật thì việc giao đất cho gia đình ông H có vượt hạn mức cho phép không? Pháp luật quy định như thế nào về hạn mức giao đất nông nghiệp?

Điều 70 Luật Đất đai năm 2003 quy định về hạn mức giao đất nông nghiêp như sau:

– Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 3 héc ta đối với mỗi loại đất.

– Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

– Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất.

– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 5 héc ta.

– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là không quá 5 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất là không quá 25 héc ta.

– Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối không quá hạn mức giao đất (không quá 3 héc ta đối với mỗi loại đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; không quá 10 héc ta đất trồng cây lâu năm đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đất trồng cây lâu năm đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi) và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân có hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, trồng cây lâu năm, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất trên.

Như vậy, nếu hộ gia đình ông H ở xã, phường, thị trấn ở đồng bằng thì việc giao 20 héc ta đất trồng cây lâu năm cho hộ gia đình ông H là vượt hạn mức giao đất theo quy định của pháp luật (trường hợp này pháp luật quy định hạn mức là không quá 10 héc ta); nếu hộ gia đình ông H ở xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi thì việc giao đất nói trên phù hợp với quy định của pháp luật về hạn mức giao đất nông nghiệp (trường hợp này pháp luật quy định hạn mức là không quá 30 héc ta).

Câu  19.  Hộ gia đình ông C đã được giao 15 ha đất trồng cây lâu năm. Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 thì hộ gia đình ông C có diện tích đất trồng cây lâu năm vượt hạn mức 5 ha. Trường hợp của hộ gia đình ông C được giải quyết như thế nào?

Theo quy định tại Điều 71 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì trong trường hợp hộ gia đình ông C sử dụng diện tích đất trên trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 thì được tiếp tục sử dụng theo thời hạn bằng một phần hai thời hạn giao đất quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật Đất đai (tức là 25 năm), sau đó chuyển sang thuê đất.

Nếu hộ gia đình ông C sử dụng diện tích đất trên từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã chuyển sang thuê đất thì được tiếp tục thuê đất theo thời hạn còn lại của thời hạn thuê đất ghi trong hợp đồng thuê đất; trường hợp chưa chuyển sang thuê đất thì phải chuyển sang thuê đất từ ngày 01 tháng 7 năm 2004, thời hạn thuê đất là thời hạn còn lại của thời hạn giao đất đó.

 

Câu 20.  Trước đây, gia đình tôi làm nghề thủ công nhưng nay không có việc làm, nay gia đình tôi muốn xin được giao đất để sản xuất nông nghiệp. Xin hỏi gia đình tôi có thuộc đối tượng được giao đất để sản xuất nông nghiệp không?

Theo Điều70 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì việc giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối cho hộ gia đình, cá nhân được quy định như sau:

1. Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất nông nghiệp trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì được tiếp tục sử dụng theo thời hạn giao đất còn lại.

2. Những địa phương chưa thực hiện việc giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất lập phương án đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao đất nông nghiệp cho nhân khẩu có nguồn sống chính bằng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thường trú tại địa phương kể cả những người đang làm nghĩa vụ quân sự.

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xem xét, đưa vào phương án giao đất cho hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất thuộc các đối tượng sau:

a) Những người có nguồn sống chính bằng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là cư trú lâu dài tại địa phương nhưng chưa có hộ khẩu thường trú;

b) Những hộ gia đình, cá nhân trước đây hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp và có hộ khẩu thường trú tại địa phương nay không có việc làm;

c) Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, công nhân và bộ đội nghỉ mất sức hoặc nghỉ việc do sắp xếp lại sản xuất, tinh giản biên chế hưởng trợ cấp một lần hoặc hưởng trợ cấp một số năm về sống thường trú tại địa phương;

d) Con của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân sống tại địa phương đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm.

Như vậy, nếu gia đình bạn trước đây làm nghề thủ công nay không có việc làm, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, hiện có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất thì thuộc đối tượng được xem xét, giao đất nông nghiệp.

 

Câu 21. Đất sử dụng cho kinh tế trang trại bao gồm những loại đất nào?

 

Điều 75 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định:

Đất sử dụng cho kinh tế trang trại của hộ gia đình, cá nhân bao gồm:

a) Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; đất ươm cây giống, nuôi con giống;

b) Đất làm đường đi, kênh mương trong nội bộ trang trại;

c) Đất xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; đất làm sân phơi, làm nhà kho; đất xây dựng cơ sở dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; đất xây dựng nhà để nghỉ cho người lao động và người bảo vệ trang trại.

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp cho kinh tế trang trại phải sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định; trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất thì phải lập phương án sản xuất, kinh doanh gắn với việc sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt, phải đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất và nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

V. CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

Câu 22.  Công ty B có dự án thuê đất để làm nhà kính trồng hoa xuất khẩu. Xin hỏi thời hạn tối đa mà công ty B có thể thuê đất là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 78 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì thời hạn giao đất,  thuê đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động tại trang trại ở nông thôn; đất để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng, trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng kho, nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất thuộc khu vực đô thị mà không phải là đất Nhà nước giao cho các đơn vị sự nghiệp công được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm; đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất là không quá 70 năm.

Như vậy, trong trường hợp này, thời hạn thuê đất đối với công ty B được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư nhưng không quá 50 năm; trường hợp dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đ���c biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất là không quá 70 năm.

Câu 23.  Hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân được quy định như thế nào?

Đất ở của hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất  thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưong quy định h��n mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương (khoản 1 và 2 Điều 83 Luật Đất đai năm 2003).

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở (khoản 5 Điều 84 Luật Đất đai năm 2003).

Câu 24.  Gia đình tôi muốn sử dụng điện tích nông nghiệp được giao có vườn trong khu dân cư để làm nhà ở. Trong trường hợp này, gia đình tôi có phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất không?

Theo quy định tại Điều 80 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị đã được xét duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tỷ lệ diện tích được xây dựng nhà ở trên thửa đất ở có vườn, ao phù hợp với cảnh quan đô thị.

Người sử dụng đất nông nghiệp có vườn, ao để làm nhà ở thì phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất.

Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, tỷ lệ diện tích được xây dựng nhà ở theo quy định tại khoản này và nhu cầu thực tế của người sử dụng đất để xem xét, quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. 

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì bạn phải làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.

 

VI. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

Câu 25: Ông A trúng đấu giá 100m2 quyền sử dụng đất ở tại phiên đấu giá do Uỷ ban nhân dân thị xã B tổ chức. Ông A đã chuyển nhượng lô đất đó cho ông X và trong hợp đồng có thoả thuận ông X phải có nghĩa vụ nộp đủ tiền sử dụng đất theo kết quả đấu giá. Xin hỏi việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông A trong trường hợp nêu trên có đúng pháp luật hay không?

Theo khoản 1 Điều 98 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai quy định thì thời điểm người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất do Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng phải nộp tiền sử dụng đất được xác định như sau:

a- Trường hợp người sử dụng đất không được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc không được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì chỉ được thực hiện các quyền của người sử dụng đất kể từ khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

b- Trường hợp người sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc cho ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì được thực hiện các quyền của người sử dụng đất kể từ khi có quyết định đó;

c- Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật thì được thực hiện các quyền của người sử dụng đất kể từ khi có quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất.

Như vậy, việc ông A chuyển nhượng 100m2 quyền sử dụng đất ở cho ông B trong khi ông chưa nộp tiền sử dụng đất theo kết quả đấu giá trong trường hợp nêu trên đã vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 98 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, mặc dù trong hợp đồng ông A có thoả thuận ông X nộp tiền sử dụng đất theo kết quả đấu giá.

Câu 26: Doanh nghiệp tư nhân A muốn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của một số hộ gia đình và cá nhân tại xã X để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì phải có các điều kiện gì?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 100 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai quy định về điều kiện đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Doanh nghiệp tư nhân A muốn nhận chuyển nhượng quyền s�� dụng đất nông nghiệp của một số hộ gia đình và cá nhân tại xã X để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp phải có các điều kiện sau đây:

– Mục đích sử dụng diện tích đất nhận chuyển nhượng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;

– Được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, xác định thời hạn sử dụng đất đồng thời với việc xét duyệt nhu cầu sử dụng đất theo những căn cứ quy định tại Điều 30 của Nghị định này;

– Phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 36 của Luật Đất đai và quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.

Câu 27: Công ty Z trúng thầu dự án sử dụng đất xây dựng khu chung cư tại thị xã B đã chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng đất và cơ sở hạ tầng cho Công ty H để tiếp tục thực hiện dự án sau khi đã nộp đủ tiền sử dụng đất và hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Vậy trong trường hợp nêu trên, Công ty Z có thực hiện đúng với quy định của pháp luật hiện hành không?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006), đối với các thành phố, thị xã, các khu đô thị mới của các thành phố, thị xã hoặc các khu đô thị mới được quy hoạch phát triển thành thành phố, thị xã, chủ đầu tư được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho tổ chức kinh tế đối với diện tích đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng theo dự án được xét duyệt hoặc theo dự án thành phần của dự án đầu tư đã được xét duyệt; tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung xây dựng và tiến độ ghi trong dự án đó.

Như vậy, khi Công ty Z sử dụng đất xây dựng khu chung cư tại thị xã B mà đã nộp đủ tiền sử dụng đất và hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo dự án được xét duyệt thì có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho tổ chức kinh tế khác. Do đó, việc chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng đất và cơ sở hạ tầng cho Công ty H để tiếp tục thực hiện dự án của Công ty Z  được coi là đúng pháp luật.

Câu 28: Ông A ở xã Q, ông B ở xã S có đất nông nghiệp giáp ranh nhau, nay muốn dồn điền đổi thửa cho thuận tiện việc canh tác thì họ có được quyền thực hiện việc chuyển đổi hay không?

Tại khoản 2 Điều 113 Luật Đất đai và Điều 102 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất hoặc do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân khác trong cùng xã, phường, thị trấn để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp theo chủ trương chung về ''dồn điền đổi thửa'' thì không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính.

Như vậy căn cứ vào quy định nêu trên, trong trường hợp ông A và ông B ở xã khác nhau thì họ sẽ không được quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nhau, mặc dù họ có đất nông nghiệp giáp ranh nhau và có nhu cầu dồn điền đổi thửa cho thuận tiện việc canh tác.

Câu 29: Công ty A đã nhận chuyển nhượng 5 héc ta đất rừng để sản xuất của gia đình ông T. Có ý kiến cho rằng Công ty A không có quyền được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng để sản xuất. Vậy theo quy định của pháp luật ý kiến nêu trên có đúng quy  định pháp luật  hay không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 103 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, thì tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. 

Quy định nêu trên không cấm tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng để sản xuất. Cho nên, Công ty A cũng có quyền được nhận chuyển nhượng 5 hec ta đất rừng để sản xuất của hộ gia đình ông T. Như vậy, ý kiến cho rằng Công ty A không có quyền được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng để sản xuất là không đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Câu 30: Khi ông T chết có để lại thừa kế 1.000m2 đất trồng lúa do Nhà nư��c giao trong thời hạn 10 năm và cho anh B và chị C là người thừa kế theo pháp luật. Nhưng chị C cho rằng anh B là công chức nhà nước, không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nên không được quyền thừa kế 1.000m2 quyền sử dụng đất đó. Vậy ý kiến trên của chị C có đúng với quy định của pháp luật hiện hành hay không?

Tại khoản 3 Điều 103 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước.

Quy định trên chỉ không cho phép hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước, mà không cấm quyền nhận thừa kế. Vì vậy, mặc dù anh B là công chức nhà nước, không trực tiếp sản xuất nông nghiệp những vẫn có quyền nhận thừa kế đất trồng lúa cho ông T là bố anh để lại. Do đó ý kiến của chị C cho rằng anh B là công chức nhà nước, không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nên không được thừa kế quyền sử dụng đất là không đúng pháp luật hiện hành.

Câu 31: Gia đình ông X sống tại phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng đã chuyển nhượng một phần đất ở cho ông B hiện cũng đang sinh sống ở khu vực đó, nhưng không được Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền chấp thuận. Trong trường hợp này, việc làm của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền trong trường hợp nêu trên có bị coi là vi phạm quy định về quyền chuyển nhượng của người sử dụng đất hay không?

Tại khoản 4 Điều 103 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đ���t đai quy định hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng; trong khu vực rừng phòng hộ nếu không sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đó.

Như vậy, ông B sẽ không được quyền nhận quyền sử dụng đất tại phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng mặc dù ông B cũng đang sinh sống ở khu vực đó. Do vậy việc không chấp nhận việc chuyển quyền sử dụng đất ở giữa ông X và ông B của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền trong trường hợp nêu trên không bị coi là vi phạm quy định về quyền chuyển nhượng của người sử dụng đất.

Câu 32: Trước đây ông T đã chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất trồng lúa đã được Nhà nước giao cho người khác. Nhưng sau đó gia đình ông T lại được Nhà nước giao 5.000m2 đất rừng để sản xuất. Vậy nay muốn chuyển đến nơi khác để làm ăn thì ông T có được tiếp tục quyền chuyển nhượng 5.000m2 đất rừng để sản xuất đó cho người khác hay không?

Tại khoản 1 Điều 104 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai quy định hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất lần đầu đối với đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, đất ở được miễn tiền sử dụng đất mà đã chuyển nhượng và không còn đất sản xuất, không còn đất ở, nếu được Nhà nước giao đất lần thứ hai đối với đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, đất ở được miễn tiền sử dụng đất thì không được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trong thời hạn 10 năm kể từ ngày được giao đất lần thứ hai.

Đối chiếu với quy định nêu trên, hộ gia đình ông T sẽ được chuyển nhượng 5.000m2 đất rừng để sản xuất cho người khác nếu khi nhận đất rừng sản xuất hộ gia đình ông T có nộp tiền sử dụng đất. Trong trường hợp khi được giao đất, hộ gia đình ông T không nộp tiền sử dụng đất thì hộ gia đình ông T không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời hạn 10 năm kể từ ngày được giao đất lần thứ hai. Nếu không nộp tiền sử dụng đất và thời gian nhận đất đã đủ 10 năm trở lên thì gia đình ông T cũng có quyền chuyển nhượng 5.000m2 đó cho cho người khác.

Câu 33: Hộ gia đình ông A được giao 5 hecta đất nuôi trồng thuỷ sản trong phân khu bảo vệ phục vụ mục đích quốc phòng. Năm 2005 ông A đã quyết định chuyển nhượng 5 hec ta cho ông H hiện cũng đang sống tại đó, nhưng không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Vậy việc cơ quan có thẩm quyền không chấp nhận sự chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông A cho ông H có đúng với quy định của pháp luật hiện hành hay không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 104 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, thì hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.

Đối chiếu với quy định nêu trên, hộ gia đình ông được quyền chuyển nhượng 5 hec ta đất nuôi trồng thuỷ sản trong phân khu bảo vệ phục vụ mục đích quốc phòng khi người nhận chuyển nhượng là H hiện cũng đang sống tại đó. Do đó việc cơ quan có thẩm quyền không chấp nhận sự chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông cho ông H là không đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

Câu 34: Hộ gia đình ông X được giao 1 hec ta đất nông nghiệp xen kẽ trong khu vực rừng phòng hộ tại huyện Y tỉnh K. Do không có nhu cầu sử dụng nên gia đình ông đã quyết định chuyển nhượng cho anh T sống tại thành phố M. Vậy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa hộ gia đình ông X và anh T có được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hay không?

Tại khoản 3 Điều 104 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.

Đối chiếu với quy định nêu trên, khi được giao 1 hec ta đất nông nghiệp xen kẽ trong khu vực rừng phòng hộ tại huyện Y tỉnh K thì hộ gia đình ông X chỉ được quyền chuyển nhượng đất đó cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó. Trong trường hợp nêu trên, do không có nhu cầu sử dụng nên gia đình ông đã quyết định chuyển nhượng cho anh T hiện sống tại thành phố M thì việc chuyển nhượng đó sẽ không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Câu 35: Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi hợp tác xã bị giải thể hoặc phá sản thì quyền sử dụng đất sẽ được xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 109 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thì khi hợp tác xã bị giải thể hoặc phá sản thì quyền sử dụng đất của hợp tác xã được xử lý như sau:

– Đối với đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất; được Nhà nước cho thuê; được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, mua tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác mà tiền sử dụng đất, tiền mua tài sản, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì Nhà nước thu hồi đất đó;

– Đối với đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, mua tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác mà tiền sử dụng đất, tiền mua tài sản, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; đất do xã viên góp quyền sử dụng vào hợp tác xã thì Nhà nước không thu hồi đất đó, quyền sử dụng đất là tài sản của hợp tác xã và được xử lý theo Điều lệ của hợp tác xã hoặc Nghị quyết của Đại hội xã viên.

Câu 36: Công ty A được giao 3 hecta đất để thực hiện dự án xây dựng nhà chung cư bán cho người có thu nhất thấp. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, Công ty A sẽ có các quyền gì khi sử dụng đất để xây dựng nhà chung cư đó?

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Công ty A có các quyền sau đây đối với 3 hecta đất được giao để thực hiện dự án xây dựng nhà chung cư bán cho người có thu nhất thấp:

– Nếu Công ty A được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất hoặc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, do nhận chuyển quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền đã trả cho việc nhận quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng kinh doanh nhà chung cư theo dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật Đất đai; bán, tặng cho, cho thuê căn hộ của nhà chung cư; thế chấp, bảo lãnh bằng các căn hộ của nhà chung cư; giá trị quyền sử dụng đất xây dựng nhà chung cư không được tính vào giá căn hộ của nhà chung cư khi bán, cho thuê; quyền sử dụng đất không được sử dụng để thế chấp, bảo lãnh, góp vốn.

– Nếu Công ty A được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền đã trả cho việc nhận quyền sử dụng đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật Đất đai; quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật Đất đai; giá trị quyền sử dụng đất xây dựng nhà chung cư được tính vào giá căn hộ của nhà chung cư khi bán, cho thuê.

Câu 37 : Hộ gia đình ông H và cá nhân trong hộ gia đình đó cùng bỏ tiền ra nhận chuyển nhượng 50 m2 đất ở tại thị xã X tỉnh Y xây dựng nhà để ở. Vậy pháp luật quy định trong trường hợp trên hộ gia đình ông H và cá nhân trong hộ gia đình đó có các quyền và nghĩa vụ gì?

Điểm a khoản 1 Điều 111 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định các thành viên của nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân mà quyền sử dụng đất là tài sản chung thì nhóm người sử dụng đất đó có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 113 của Luật Đất đai. Cụ thể, nhóm người sử dụng đất đó có quyền và nghĩa vụ sau đây:

– Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật Đất đai;

– Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp chuyển nhượng có điều kiện theo quy định của Chính phủ;

– Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;

– Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật;

– Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật;

– Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này;

– Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh doanh;

– Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh.

Câu 38: Quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất gồm nhiều thành viên là tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà quyền sử dụng đất là tài sản chung được xác định như thế nào?

Khoản 2 Điều 111 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế được quy định như sau:

a- Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm mà phân chia được theo phần thì từng thành viên của nhóm được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng;

b- Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm mà không chia được theo phần thì do người đại diện của nhóm thực hiện quyền và nghĩa vụ.

Từng thành viên của nhóm được uỷ nhiệm cho người đại diện của nhóm để thực hiện quyền và nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản này theo quy định của pháp luật về dân sự;

c- Khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm quy định tại điểm b khoản này, người đại diện phải có văn bản đồng ý của tất cả các thành viên của nhóm kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho các thành viên của nhóm.

Câu 39: Hộ gia đình, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc đòi lại đất đã cho mượn, cho thuê trong trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 113 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, hộ gia đình, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc đòi lại đất đã cho mượn, cho thuê trong các trường hợp sau đây:

– Quyền sử dụng đất là tài sản của người cho mượn, cho thuê đất;

– Nhà xưởng sản xuất, kinh doanh gắn liền với đất là tài sản của người cho mượn, cho thuê nhà xưởng;

– Quyền sử dụng đất; nhà xưởng sản xuất, kinh doanh gắn liền với đất; nhà ở gắn liền với đất không thuộc danh sách các trường hợp đã thực hiện các chính sách cải tạo của Nhà nước về đất đai, nhà ở, nhà xưởng;  

– Việc giải quyết đối với quyền sử dụng đất, nhà xưởng sản xuất, kinh doanh gắn liền với đất được thực hiện như đối với nhà ở gắn liền với đất quy định tại Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991.

Câu 40: Ông A cho bà B mượn 100m2 đất để làm nhà ở. Sau 20 năm, bà B muốn trả lại đất cho ông A để chuyển sang tỉnh khác ở. Vậy trong trường hợp khi ông Acho bà B mượn không có hợp đồng và đất cho mượn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông A có quyền nhận lại đất cho mượn hay không?

Khoản 3 Điều 113 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định trường hợp hộ gia đình, cá nhân mượn đất, thuê đất của hộ gia đình, cá nhân khác mà không có văn bản thoả thuận về việc mượn đất, thuê đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, nay tự nguyện trả lại đất đã mượn, đã thuê thì việc trả lại đất phải được Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định công nhận.   

Đối chiếu với quy định nêu trên, khi bà B muốn trả lại đất đã mượn 20 năm cho ông A mà khi mượn không có hợp đồng và đất cho mượn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông A muốn nhận lại đất đã cho mượn thì phải được Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định công nhận.   

Câu 41: Theo quy định của pháp luật hiện hành, những người nào được coi là người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là những người sau đây:

– Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình.

– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Uỷ ban nhân dân và các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác của địa phương.

– Người đại diện cho cộng đồng dân cư đối với việc sử dụng đất đã giao cho cộng đồng dân cư.

– Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo.

– Chủ hộ gia đình đối với việc sử dụng đất của hộ gia đình.

– Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.

– Người đại diện cho những người sử dụng đất mà có quyền sử dụng chung thửa đất đối với việc sử dụng đất đó.

 

 

VII- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ÁP DỤNG CHUNG KHI NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT THỰC HIỆN CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ

Câu 42: Công ty S thuê 3.000m2 đất tại Khu công nghiệp M để làm mặt bằng sản xuất, sau đó đã cho Công ty K thuê lại. Hợp đồng cho thuê lại giữa hai Công ty chỉ được Ban quản lý khu công nghiệp xác nhận mà không được công chứng hoặc chứng thực. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng cho thuê lại đất giữa công ty S với Công ty K trong trường hợp nêu trên được coi là có hiệu lực hay không ?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 119 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 17/2006/ NĐ-CP ngày 27/1/2006) thì hợp đồng hoặc giấy tờ khi người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao thì phải có chứng nhận của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

Đối chiếu với quy định nêu trên, khi Công ty S cho Công ty K thuê lại 3.000m2 đất tại Khu công nghiệp M thì hợp đồng cho thuê lại giữa hai doanh nghiệp bắt buộc phải có xác nhận của Ban quản lý khu công nghiệp M mới có hiệu lực pháp luật. Do đó, trong trường hợp trên hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất giữa Công ty S  và Công ty K đã được Ban quản lý khu công nghiệp M xác nhận được coi là có hiệu lực.

Câu 43: Khi ông B chuyển nhượng 300m2 đất ở cho Công ty M đã đến Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất làm thủ tục chứng thực hợp đồng. Nhưng Uỷ ban nhân dân xã đã từ chối với lý do hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cá nhân với cho tổ chức kinh tế thì phải được công chứng. Vậy việc Uỷ ban nhân dân xã từ chối yêu cầu của ông B và Công ty M với lý trên có được coi là đúng với quy định của pháp luật hiện hành hay không?

Tại điểm b khoản 1 Điều 119 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 17/2006/ NĐ-CP ngày 27/1/2006) quy định hợp đồng hoặc giấy tờ khi người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì phải có chứng nhận của công chứng nhà nước đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất đối với hộ gia đình, cá nhân; phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất cho bên tham gia là hộ gia đình và bên còn lại là tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.

Trường hợp ông B chuyển nhượng 300m2 đất ở cho Công ty M không thuộc diện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Cho nên, ông B và Công ty M có thể lựa chọn việc chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất đối với hợp đồng đó. Vì vậy, việc Uỷ ban nhân dân xã X chối yêu cầu chứng thực hợp đồng giữa ông B và Công ty M với lý do hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cá nhân với cho tổ chức kinh tế bắt buộc phải công chứng là không đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

Câu 44: Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trong khi thực hiện trình tự, thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất đai được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 120 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trong khi thực hiện trình tự, thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất đai được quy định như sau:

 – Nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất do cơ quan thuế xác định căn cứ vào số liệu địa chính của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cung cấp. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được số liệu địa chính do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về mức nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thông báo mức nghĩa vụ tài chính trực tiếp cho người phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc thông qua cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp hồ sơ nộp tại cơ quan tài nguyên và môi trường hoặc thông qua Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất đối với trường hợp hồ sơ nộp tại Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan tài nguyên và môi trường, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thông báo cho người phải thực hiện nghĩa vụ tài chính để nộp tiền vào kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.

– Phí và lệ phí có liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai mà người sử dụng đất phải nộp khi thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xác định theo quy định của pháp luật, thông báo và hướng dẫn người sử dụng đất nộp trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.

VIII- TRÌNH TỰ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Câu 45: Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại xã, thị trấn  được thực hiện như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 135 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại xã, thị trấn  được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:

– Hộ gia đình, cá nhân nộp tại Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất 01 bộ hồ sơ gồm có: đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có); văn bản ủy quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).

– Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất; trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn trong thời gian 15 ngày; xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường;

– Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện; trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường;

– Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất;

Thời gian thực hiện các công việc trên không quá 55 ngày làm việc (không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Câu 46: Bà B hiện đang sử dụng 50m2 đất ở, đất không có tranh chấp, nay bà muốn Uỷ ban nhân dân quận cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó thì phải làm những thủ tục gì? Khi có yêu cầu của bà B, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết theo trình tự, thủ tục như thế nào?

Căn cứ Điều 136 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, thì bà B phải thực hiện các thủ tục sau: nộp 01 bộ hồ sơ gồm có đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).

Khi nhận được hồ sơ của bà B, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết; lấy ý kiến xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất mà bà B có yêu cầu cấp giấy chứng nhận; trường hợp bà B không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì lấy ý kiến của Uỷ ban nhân dân phường về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; công bố công khai việc bà B đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong thời gian 15 ngày; xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà B; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp bà B đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp bà B không đủ điều kiện; trường hợp bà B đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp bà B phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; gửi hồ sơ đối với trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường;

Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà B nếu đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.

Thời gian thực hiện các công việc nêu trên không quá 55 ngày làm việc (không kể thời gian công bố công khai danh sách xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày bà B nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Câu 47: Ông Q tham gia đấu giá và đã trúng thầu một lô đất ở có diện tích là 65m2. Vậy ông Q phải tiến hành làm những thủ tục gì để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Theo quy định tại Điều 139 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, khi ông Q tham gia đấu giá và đã trúng thầu một lô đất ở có diện tích là 65m2 thì ông Q không phải trực tiếp tiến hành làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà tổ chức đã thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất có trách nhiệm nộp thay người trúng đấu giá, đấu thầu 01 bộ hồ sơ gồm có: Văn bản công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính; chứng từ  đã thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).

Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi kèm theo hồ sơ đến cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo uỷ quyền; Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cơ quan tài nguyên và môi trường gửi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã ký cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để trao cho ông Q.

Câu 48: Tổ chức là pháp nhân mới được hình thành thông qua việc chia tách hoặc sáp nhập theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật được nhận quyền sử dụng đất từ các tổ chức là pháp nhân bị chia tách hoặc sáp nhập sẽ phải tiến hành làm những thủ tục, trình tự gì để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Theo quy định tại Điều 140 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức là pháp nhân mới được hình thành thông qua việc chia tách hoặc sáp nhập theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật được nhận quyền sử dụng đất từ các tổ chức là pháp nhân bị chia tách hoặc sáp nhập sẽ phải tiến hành làm những thủ tục, trình tự như sau:

– Pháp nhân nhận quyền sử dụng đất nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất 01 bộ hồ sơ gồm có chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có) và quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức; văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật.

Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi kèm theo hồ sơ đến cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo uỷ quyền.

Câu 49: Gia đình ông A thuê 5 hec ta đất để sản xuất trong thời hạn 10 năm. Do hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nên khi gần hết thời hạn thuê, gia đình ông A có nguyện vọng muốn được thuê tiếp 5 hec ta đất đó. Vậy gia đình ông A phải làm các thủ tục gì để thực hiện việc gia hạn hợp đồng thuê đất?

Theo quy định tại Điều 141 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, thì gia đình ông A phải làm các thủ tục sau đây để thực hiện việc gia hạn hợp đồng thuê đất: Trước khi hết hạn sử dụng đất 6 tháng, hộ gia đình ông A nộp 01 bộ hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất. Hồ sơ gồm có đơn xin gia hạn sử dụng đất và dự án bổ sung về sản xuất, kinh doanh đã được xét duyệt.

Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác định nhu cầu sử dụng đất phù hợp với đơn xin gia hạn hoặc dự án bổ sung về sản xuất, kinh doanh đã được xét duyệt; trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định gia hạn; chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc làm trích sao hồ sơ địa chính. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích sao hồ sơ địa chính gửi cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp và gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính. Hộ gia đình ông A có trách nhiệm nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã hết hạn, nộp chứng từ đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính cho cơ quan tài nguyên và môi trường. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉnh lý thời hạn sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp được gia hạn sử dụng đất;

Thời gian thực hiện các công việc trên không quá 20 ngày làm việc (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày cơ quan tài nguyên và môi trường nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày hộ gia đình ông A nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong trường hợp hộ gia đình ông A không đủ điều kiện được gia hạn sử dụng đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện việc thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 132 của Nghị định này.

Câu 50: Trong trường hợp người sử dụng đất đổi tên hoặc do giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên, thay đổi về quyền, thay đổi về nghĩa vụ tài chính thì có phải đăng ký biến động về sử dụng đất với cơ quan có thẩm quyền hay không?

Khi người sử dụng đất đổi tên hoặc do giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên, thay đổi về quyền, thay đổi về nghĩa vụ tài chính thì người sử dụng đất phải đăng ký biến động về sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định tại Điều 143 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì khi có biến động về sử dụng đất do đổi tên, giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên, thay đổi về quyền, thay đổi về nghĩa vụ tài chính, thì người sử dụng đất phải tiến hành đăng ký biến động về sử dụng đất với cơ quan có thẩm quyền. Trình tự, thủ tục đăng ký như sau:

Người sử dụng đất có nhu cầu đăng ký biến động về sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ gồm có đơn xin đăng ký biến động về sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có) và các giấy tờ pháp lý khác có liên quan đến việc đăng ký biến động về sử dụng đất.

Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn xin đăng ký biến động; làm trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên thì phải thực hiện trích đo địa chính thửa đất, trích sao hồ sơ địa chính và gửi kèm theo hồ sơ xin đăng ký biến động đến cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp;

Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Câu 51: Anh A bị mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, nay muốn cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho mình thì phải làm các thủ tục gì?

Tại Điều 144 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định trình tự, thủ tục cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau: Người sử dụng đất có nhu cầu cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ gồm có: đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp cấp đổi.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; xác nhận vào đơn xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gửi trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính kèm theo hồ sơ xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo uỷ quyền; Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Thời gian thực hiện các công việc trên không quá 28 ngày làm việc kể từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho đến ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp xin cấp lại do mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thêm thời gian không quá 40 ngày làm việc, trong đó 10 ngày để thẩm tra nội dung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã bị mất và 30 ngày để niêm yết thông báo về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã mất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.

Như vậy, khi anh A muốn cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gửi cho cơ quan có thẩm quyền. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi có đất thực hiện việc niêm yết thông báo về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã mất, thẩm tra, trích lục bản đồ địa chính, xác nhận vào đơn xin cấp lại và gửi toàn bộ những giấy tờ đó đến cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp để cơ quan này trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh A.

Câu 52: A và B cùng góp tiền mua chung 150m2 đất ở, sau đó họ có thoả thuận tách làm đôi. Vậy khi tách thửa đất mua chung làm đôi thì A và B phải  làm các thủ tục gì?

Khi muốn tách thửa đất mua chung làm đôi thì A và B phải làm các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 145 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai. Theo đó, A và B phải lập hồ sơ tách thửa. Hồ sơ tách thửa gồm có:

– Đơn xin tách thửa;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).

Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để chuẩn bị hồ sơ địa chính. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai, trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét và ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới.

Câu 53: Ông M nhận chuyển nhượng 100m2 đất ở của gia đình ông T ở bên cạnh thửa đất nhà mình. Để tiện cho việc sử dụng và quản lý ông M có nguyện vọng hợp nhất hai thửa đất đó làm một. Vậy theo quy định của pháp luật thì ông M phải tiến hành theo trình tự, thủ tục nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 145 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì trình tự, thủ tục hợp thửa theo nhu cầu của ông M là người sử dụng đất được thực hiện như sau: Ông M lập 01 bộ hồ sơ hợp thửa tại Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân. Hồ sơ hợp thửa gồm có đơn hợp thửa và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).

Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để chuẩn bị hồ sơ địa chính. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai, trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét và ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới.

 

IX. TRÌNH TỰ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

 

Câu 54: Theo quy định của pháp luật Đất đai, trình tự, thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện như thế nào?

Điều 147 Nghị định số 181 đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân. Theo đó, pháp luật chia thành các trường hợp chuyển đổi theo chủ trương chung về “dồn điền đổi thửa” và chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa hai hộ gia đình, cá nhân. Cụ thể như sau:

1. Đối với trường hợp chuyển đổi theo chủ trương chung về “dồn điền đổi thửa”:

a) Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp tự thoả thuận với nhau bằng văn bản về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; nộp văn bản thoả thuận kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);

b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp chung cho toàn xã, phường, thị trấn (bao gồm cả tiến độ thời gian thực hiện chuyển đổi) và gửi phương án đến Phòng Tài nguyên và Môi trường;

c) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra phương án và chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để chuẩn bị hồ sơ địa chính;

d) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường;

đ) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định;

e) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm xem xét, ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các thửa đất chuyển đổi và gửi cho Phòng Tài nguyên và Môi trường.

2. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa hai hộ gia đình, cá nhân được thực hiện như sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp nộp một (01) bộ hồ sơ gồm hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);

b) Trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường;

c) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích sao hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.

Câu 55: Để thuận tiện cho việc sinh hoạt, học tập của con cái, vợ chồng tôi quyết định mua ngôi nhà của ông bà H. Ngôi nhà này được xây dựng trên đất thổ cư đã được cấp sổ đỏ. Sau khi thống nhất giá cả, tôi đề nghị ông H cùng vợ chồng tôi ra UBND phường làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tôi rất băn khoăn không biết để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, tôi phải thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?

Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất được cụ thể hoá tại Điều 148, Nghị định số 181 như sau:

1. Bên nhận chuyển nhượng nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:

a) Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).

2. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận;

b) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thông báo cho bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính;

c) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Câu 56: Pháp Luật Đất đai quy định việc đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất được thực hiện theo trình tự, th��� tục như thế nào?

Trình tự, thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất quy định cụ thể tại Điều 149, Nghị định số 181 như sau:

1. Bên cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:

a) Hợp đồng thuê, thuê lại quyền sử dụng đất;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).

2.  Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất vào hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.

3. Trình tự, thủ tục cho thuê, cho thuê lại đất quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp cho thuê, cho thuê lại đất trong khu công nghiệp.

Câu 57: Để cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên, công ty chúng tôi đã ký hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng 60m2 đất mặt đường (thuộc khuôn viên của công ty) để làm trụ sở giao dịch với doanh nghi���p tư nhân VT với thời hạn là 5 năm. Nay thời hạn cho thuê lại đất đã hết, công ty chúng tôi cũng có nhu cầu tiếp tục sản xuất kinh doanh trên diện tích đất đã cho thuê, chúng tôi cần tiến hành thủ tục gì để xoá đăng ký cho thuê lại quyền sử dụng đất?

Theo Điều 150, Nghị định số 181, việc xoá đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

1. Sau khi hợp đồng thuê, thuê lại quyền sử dụng đất hết hiệu lực, người đã cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:

a) Xác nhận thanh lý hợp đồng thuê đất trong Hợp đồng thuê đất đã ký kết hoặc bản thanh lý hợp đồng thuê đất;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện xoá đăng ký cho thuê, cho thuê lại trong hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Câu 58: Tôi có hai người anh cùng cha nhưng khác mẹ. Các anh tôi đều đã có gia đình riêng, nhà cửa, công ăn việc làm ổn định và thu nhập cao. 5 năm trước, khi tôi còn ít tuổi bố tôi vì trọng bệnh qua đời đã để lại di chúc cho tôi hưởng thừa kế căn nhà gắn liền với quyền sử dụng đất của ông (di chúc có xác nhận của UBND xã). Nay tôi đã đến tuổi trưởng thành (18 tuổi), tôi muốn làm các thủ tục để chính thức nhận thừa kế theo di chúc của bố. Đề nghị cho tôi biết trình tự, thủ tục để tôi thực hiện?

Để được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất, pháp Luật Đất đai (Điều 151, Nghị định số 181) quy định người nhận thừa kế phải thực hiện các thủ tục như sau:

1. Người nhận thừa kế nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:

a) Di chúc; biên bản phân chia thừa kế; bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật; đơn đề nghị của người nhận thừa kế đối với trường hợp người nhận thừa kế là người duy nhất;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).

2. Việc đăng ký thừa kế được thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn không quá bốn (04) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận;

b) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm thông báo cho bên nhận thừa kế quyền sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

c) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận thừa kế quyền sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Câu 59: Vợ chồng chúng tôi hiếm muộn chưa có con nhưng được thừa hưởng tài sản hơn 200 m2 đất do ông bà để lại. Chúng tôi sống với người cháu ruột và muốn tặng cho cháu mình một nửa diện tích đất gắn với quyền sử dụng đất trên để xây nhà ở. Đề nghị cho chúng tôi biết để làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất, chúng tôi cần có những giấy tờ gì và chúng tôi phải đến đâu để thực hiện việc này?

Nghị định số 181 tại Điều 152 đã quy định về trình tự, thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất. Theo đó, bên được tặng cho quyền sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, gồm có:

a) Văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định tặng cho quyền sử dụng đất của tổ chức;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).

Trong thời hạn không quá bốn (04) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận;

Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm thông báo cho bên được tặng cho quyền sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính;

Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày bên được tặng cho thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Câu 60: Pháp luật Đất đai quy định như thế nào về trình tự, thủ tục đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất?

Để thực hiện việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, Điều 153 Nghị định số 181 đã quy định cụ thể như sau;

1. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng, các bên tham gia thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất phải nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:

a) Hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).

2. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đăng ký thế chấp, đăng ký bảo lãnh vào hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.

3. Việc đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký thế chấp, đã đăng ký bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất; sửa chữa sai sót trong nội dung đăng ký thế chấp, đăng ký bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất được thực hiện theo trình tự, thủ tục đối với việc đăng ký thế chấp, đăng ký bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều này.

Câu 61: Sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ trả nợ, bên đã thế chấp, bảo lãnh sẽ thực hiện việc đăng ký xoá thế chấp, bảo lãnh như thế nào?

Để thực hiện việc đăng ký xoá thế chấp, bảo lãnh sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ trả nợ, bên đã thế chấp, bên đã bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ lên Văn phòng đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất gồm có:

a) Xác nhận của bên nhận thế chấp, bảo lãnh về việc đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất hoặc bản xác nhận của bên nhận thế chấp, bảo lãnh về việc đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của người xin xoá đăng ký thế chấp, xoá đăng ký bảo lãnh; thực hiện việc xoá đăng ký thế chấp, xoá đăng ký bảo lãnh trong hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trình tự, thủ tục đối với việc đăng ký huỷ đăng ký thế chấp, đăng ký huỷ đăng ký bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất; đăng ký kết quả về việc xử lý tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, đăng ký kết quả về việc xử lý tài sản bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất được thực hiện theo trình tự, thủ tục đối với việc xoá đăng ký thế chấp, xoá đăng ký bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Câu 62: Năm 2003 qua giới thiệu của bạn bè tôi đã mua được mảnh đất đồi rộng gần 2 hecta để làm trang trại. Gần đây, tôi quyết định góp vốn bằng quyền sử dụng mảnh đất trên cùng một số người bạn để thành lập công ty chuyên sản xuất giấy bao bì nhằm tận dụng lao động tại địa phương. Để đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tôi đã chuẩn bị hồ sơ và nộp lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, đã gần 20 ngày nhưng tôi vẫn chưa thực hiện được việc đăng ký của mình. Đề nghị cho tôi biết pháp luật quy định trong thời hạn bao lâu thì việc đăng ký của tôi sẽ được giải quyết?

Để thực hiện việc đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất sau khi đã chuẩn bị đủ 01 bộ hồ sơ và nộp lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, thì trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, thực hiện đăng ký góp vốn vào hồ sơ địa chính, chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.

Hồ sơ hợp lệ bao gồm:

– Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);

Trong trường hợp trên, bạn nên kiểm tra hồ sơ thực hiện việc đăng ký của mình. Nếu thấy hồ sơ đã hợp lệ, bạn có thể khiếu nại việc chậm trễ giải quyết hồ sơ của bạn tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng địa chính huyện hoặc UBND huyện nơi bạn tiến hành các thủ tục đăng ký.

Câu 63: Trình tự, thủ tục xoá đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất được pháp luật quy định cụ thể như thế nào?

Theo quy định tại Điều 156, Nghị định số 181, để thực hiện việc xoá đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, bên đã góp vốn hoặc bên nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc cả hai bên nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:

a) Hợp đồng chấm dứt góp vốn; 

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp xoá đăng ký góp vốn mà trước đây khi góp vốn chỉ chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (do không thay đổi thửa đất) thì trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, thực hiện xoá đăng ký góp vốn trong hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp xoá đăng ký góp vốn mà trước đây khi góp vốn đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho pháp nhân mới (do có thay đổi thửa đất) thì thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích sao hồ sơ địa chính và gửi kèm theo hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường;

b) Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp không thay đổi thửa đất hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho pháp nhân mới đối với trường hợp có thay đổi thửa đất; trường hợp bên góp vốn là tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài mà thời hạn sử dụng đất chưa kết thúc sau khi chấm dứt góp vốn thì ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để cấp cho bên đã góp vốn và gửi cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc; trường hợp bên góp vốn là hộ gia đình, cá nhân mà thời hạn sử dụng đất chưa kết thúc sau khi chấm dứt góp vốn thì gửi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thu hồi của pháp nhân mới cho Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất;

c) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định cấp giấy nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đã góp vốn mà thời hạn sử dụng đất chưa kết thúc sau khi chấm dứt góp vốn;

d) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm xem xét, ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp thời hạn sử dụng đất kết thúc cùng lúc với chấm dứt góp vốn nếu bên góp vốn có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì lập thủ tục xin gia hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật; nếu bên góp vốn không xin gia hạn hoặc không được gia hạn sử dụng đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện thủ tục thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

Câu 64: Để thực hiện việc đăng ký nhận quyền sử dụng đất do xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, pháp luật Đất đai quy định trình tự, thủ tục gì?

Theo Điều 157 Nghị định số 181, để thực hiện việc đăng ký nhận quyền sử dụng đất do xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất thì tổ chức đã thực hiện việc xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án theo quy định của pháp luật có trách nhiệm nộp thay người được nhận quyền sử dụng đất một (01) bộ hồ sơ gồm có:

a) Hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc quyết định kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất của cơ quan thi hành án;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);

c) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có);

d) Văn bản về kết quả đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất.

Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ hợp lệ, việc đăng ký nhận quyền sử dụng đất được thực hiện như sau: 

a) Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi kèm theo hồ sơ đến cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp;

b) Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.

Câu 65: Trình tự, thủ tục mua bán, cho thuê, thừa kế, tặng cho tài sản gắn liền với đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất được pháp luật quy định như thế nào?

Trình tự thủ tục mua bán, cho thuê, thừa kế, tặng cho nhà ở, công trình kiến trúc khác, cây rừng, cây lâu năm thuộc sở hữu của người sử dụng đất gắn liền với đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng nhà ở, công trình kiến trúc khác, cây rừng, cây lâu năm thuộc sở hữu của người sử dụng đất gắn liền với đất được thực hiện theo trình tự chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định tại các Điều 148, 149, 151, 152, 153 và 155 của Nghị định số 181.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quyền mua bán, cho thuê, thừa kế, tặng cho tài sản gắn liền với đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất.

X- BỒI THƯỜNG ĐẤT

Câu 66: Việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất đối với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình dựa trên nguyên tắc nào?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Nhà nước thực hiện việc bồi thường khi thu hồi đất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình dựa trên nguyên tắc sau đây:

– Người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện quy định tại Điều 8 của Nghị định này thì được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét để hỗ trợ.

– Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thực hiện thanh toán bằng tiền.

– Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách nhà nước.

Câu 67: Trong những trường hợp nào thì Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất mà không phải bồi thường?

Theo quy định tại Điều 43 Luật Đất đai và Điều 7 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trong những trường hợp sau đây Nhà nước thu hồi đất mà không thực hiện việc bồi thường cho người bị thu hồi:

1- Người sử dụng đất không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này.

2- Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

3- Đất bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả; người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất; đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền; đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp  đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm và trường hợp đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm; cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất; người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước; đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn; đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám tháng liền; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền; đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép.

4- Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng.

5- Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

6- Người bị Nhà nước thu hồi đất có một trong các điều kiện quy định tại Điều 8 của Nghị định này nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Câu 68: Ông H không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, nhưng lại có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai. Vậy khi Nhà nước thu hồi đất đó thì ông H có được bồi thường thiệt hại hay không?

Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định người bị Nhà nước thu hồi đất mà có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai sẽ được Nhà nước bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất.

Đối chiếu với quy định nêu trên, khi bị thu hồi đất mà đất đó có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất theo quy định của pháp luật về đất đai, thì ông H được Nhà nước bồi thường thiệt hại.

Câu 69: Khi không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai thì người sử dụng đất phải có các giấy tờ nào mới được Nhà nước bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì ngoài giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây cũng được Nhà nước bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất:

– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;

– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;

– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà �� gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất sử dụng trước ngày 15/10/1993;

– Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;

– Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

Câu 70: Ông H sử dụng đất do nhận chuyển nhượng từ ông T, có hợp đồng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông T, nhưng hiện chưa làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Vậy ông T hay ông H sẽ là người được hưởng bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất đó để sử dụng vào mục đích công cộng?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp cũng được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất đó.

Đối chiếu với quy định nêu trên, khi ông H bị Nhà nước thu hồi đối với đất nhận chuyển nhượng từ ông T, nhưng chưa làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất thì ông H là người được hưởng bồi thường. Tuy nhiên, ông H chỉ được hưởng quyền này khi được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.

Câu 71: Ông A thừa kế 500 m2 đất nông nghiệp, nhưng không trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Vậy khi Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích công ích thì ông A có được bồi thường hay không?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật khi bị thu hồi đất.

Đối chiếu với quy định nêu trên, khi ông A thừa kế 500 m2 đất nông nghiệp, mà không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì khi bị Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích công ích, ông A sẽ không được bồi thường.

XI. BỒI THƯỜNG TÀI SẢN

Câu 72: Gia đình tôi đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động phân xưởng cán thép từ nhiều năm nay trên thửa đất của gia đình. Gần đây theo quy hoạch mới của UBND huyện, thửa đất này sẽ bị thu hồi để giải phóng mặt bằng phục vụ dự án mở đường của huyện. Được biết chúng tôi sẽ được bồi thường toàn bộ tài sản gắn liền với đất đang sử dụng. Nhưng đối với hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất cán thép có thể tháo dời và di chuyển được thì sẽ được bồi thường ra sao? Đề nghị cho chúng tôi biết Nhà nước chủ trương thực hiện bồi thường tài sản khi thu hồi đất theo nguyên tắc như thế nào?

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân khi bị nhà nước thu hồi đất, Luật Đất đai, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197 đã quy định cụ thể về việc bồi thường tài sản. Đối với trường hợp trên cũng sẽ thực hiện theo các nguyên tắc bồi thường tài sản như sau:

1. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại, thì được bồi thường. Trong đó, tài sản gắn liền với đất bao gồm: nhà, công trình xây dựng đơn chiếc; nhà, công trình xây dựng theo hệ thống trong một khuôn viên đất (sau đây gọi chung là nhà, công trình), cây trồng trên đất.

2. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó thuộc đối tượng không được bồi thường thì tùy từng trường hợp cụ thể được bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản.

3. Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng thì không được bồi thường.

4. Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà tại thời điểm xây dựng đã trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt thì không được bồi thường.

5. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất được công bố thì không được bồi thường, bao gồm cả cây trồng trên đất.

6. Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo dời và di chuyển được, thì chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt; mức bồi thường do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với pháp luật hiện hành và thực tế ở địa phương.  

Câu 73: Vợ chồng tôi làm nhà và sinh sống trên thửa đất của cha ông để lại đã hơn 10 năm. Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển khu công nghiệp tại địa phương, gia đình chúng tôi phải di dời và được hỗ trợ tái định cư tại địa điểm khác. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn, chúng tôi rất lo lắng không biết sẽ xoay sở như thế nào để đủ tiền xây dựng nhà trên thửa đất mới, liệu chúng tôi có được nhà nước bồi thường giá trị xây dựng căn nhà đang ở hay không? Đề nghị cho chúng tôi rõ về vấn đề này.

Khi thực hiện bồi thường đất đai, pháp luật cũng quy định việc bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất với mục đích tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân. Theo Điều 19, Nghị định số 197 của Chính phủ, việc bồi thường này sẽ được thực hiện như sau:

1. Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành. Giá trị xây dựng mới của nhà, công trình được tính theo diện tích xây dựng của nhà, công trình nhân với đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ.

2. Đối với nhà, công trình xây dựng khác không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được bồi thường theo mức sau:

Mức bồi thường nhà, công trình = Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại + Một khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình

Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành.

Một khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng mức bồi thường tối đa không lớn hơn 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại;

Đối với công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mức bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành; nếu công trình không còn sử dụng thì không được bồi thường.

Việc phá dỡ nhà, công trình xây dựng làm ảnh hưởng đến công trình khác mà những công trình này không thể sử dụng được theo thiết kế, quy hoạch xây dựng ban đầu hoặc phải phá dỡ thì được bồi thường;

Việc xác định tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà, công trình bị thiệt hại do cơ quan được giao thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện với sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành. Tỷ lệ % chất lượng còn lại của nhà, công trình được xác định theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan;

Đối với công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật mà không còn sử dụng được hoặc thực tế không sử dụng, thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường.

3. Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, mà phần còn lại không còn sử dụng được thì được bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình; trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì được bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ.

4. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 4, 6, 7 và 10 Điều 38 Luật Đất đai 2003 thì không được bồi thường, cụ thể là: Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất; Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp: đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm và đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm; Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn.

 

Câu 74: Theo quy định của pháp luật về đất đai, Nhà nước xử lý các trường hợp bồi thường, hỗ trợ cụ thể về nhà, công trình như thế nào?

Theo quy định tại Điều 20, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, Nhà nước tiến hành xử lý các trường hợp bồi thường, hỗ trợ cụ thể về nhà, công trình như sau:

1. Nhà, công trình khác được phép xây dựng trên đất có đủ điều kiện bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 8, Nghị định 197) thì được bồi thường như cách thức bồi thường của nhà, công trình xây dựng trên đất.

2. Nhà, công trình khác không được phép xây dựng thì tùy theo mức độ, tính chất hợp pháp của đất, nhà và công trình được bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định sau:

a) Nhà, công trình xây dựng khác không được phép xây dựng nhưng xây dựng trên đất có đủ điều kiện được bồi thường đất theo quy định của pháp luật, xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì được bồi thường như cách thức bồi thường của nhà, công trình xây dựng trên đất; nếu xây dựng từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 về sau, xây dựng không đúng với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì không được bồi thường. Trong trường hợp đặc biệt Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ từng trường hợp cụ thể cho phù hợp với thực tế tại địa phương.

b) Nhà, công trình khác xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định của pháp luật nhưng tại thời điểm xây dựng mà chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền công bố hoặc xây dựng phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì được hỗ trợ tối đa bằng 80% mức bồi thường của nhà, công trình xây dựng trên đất ở trên;

c) Nhà, công trình khác được xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định của pháp luật mà khi xây dựng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố và cắm mốc hoặc vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã được cắm mốc thì không được bồi thường; trường hợp đặc biệt, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể.

3. Nhà, công trình khác xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định của pháp luật mà khi xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo không được phép xây dựng thì không được bồi thường, không được hỗ trợ; người có công trình xây dựng trái phép đó buộc phải tự phá dỡ và tự chịu chi phí phá dỡ trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền thực hiện phá dỡ. 

Câu 75: Năm 1995, vợ chồng tôi được cơ quan giao cho ở căn hộ cấp 4 có diện tích 60 m2 thuộc khu tập thể cơ quan (hàng tháng có trả tiền thuê). Một thời gian sau, vì các con tôi đã lớn, diện tích nhà chật hẹp nên không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình, được phép của cơ quan, chúng tôi quyết định cải tạo, nâng cấp xây thêm tầng nhà trên nền móng cũ. Tuy nhiên, vừa qua cơ quan tôi quyết định lấy lại diện tích nhà trên để xây dựng thêm trụ sở mới. Tôi rất băn khoăn vì không biết gia đình mình có được bồi thường chi phí đã đầu tư cải tạo nhà trước kia hay không?

Bạn đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, nên việc giải quyết bồi thường nhà, công trình được quy định cụ thể tại Điều 21, Nghị định số 197 như sau:

Đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ, thì người đang thuê nhà không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích cơi nới trái phép, nhưng được bồi thường chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp; mức bồi thường do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Phần diện tích nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp được coi là hợp pháp khi được cơ quan ra quyết định phân nhà hoặc cơ quan quản lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước tại địa phương cho phép.

Bên cạnh đó, người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bị phá dỡ được thuê nhà ở tại nơi tái định cư; diện tích thuê mới tại nơi tái định cư tương đương với diện tích thuê cũ; giá thuê nhà là giá thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; nhà thuê tại nơi tái định cư được Nhà nước bán cho người đang thuê theo quy định của Chính phủ về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê; trường hợp đặc biệt không có nhà tái định cư để bố trí thì được hỗ trợ bằng tiền để tự lo chỗ ở mới; mức hỗ bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà đang thuê. Trường hợp có nhà tái định cư để bố trí nhưng người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước không thuê thì không được hỗ trợ bằng tiền. 

Câu 76: Việc di chuyển mồ mả trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất được bồi thường như thế nào?

Bồi thường về di chuyển mồ mả được cụ thể hoá tại Điều 22, Nghị định số 197. Theo đó, đối với việc di chuyển mồ mả, mức tiền bồi thường được tính cho chi phí về đất đai, đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với tập quán và thực tế tại địa phương.

Câu 77: Tôi là xã viên hợp tác xã nông nghiệp. 5 năm trước, tôi được Nhà nước giao cho gần 1,5 hecta đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm. Nay thực hiện chủ trương chuyển đổi đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp của huyện, tôi phải giao lại diện tích đất đang canh tác của mình. Xin hỏi tôi sẽ được bồi thường như thế nào đối với cây trồng đang đến mùa thu hoạch của mình? Ở xã tôi cũng còn nhiều hộ gia đình có diện tích trồng cây lâu năm, diện tích nuôi trồng thuỷ sản nhưng đều nằm trong diện quy hoạch của huyện. Vậy những hộ đó có được đền bù đối với giá trị cây trồng, vật nuôi thuỷ sản hay không, mức đền bù như thế nào?

Vấn đề bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi cũng được Nhà nước chú trọng, quan tâm khi thu hồi đất. Điều 24 Nghị định số 197 cũng đã quy định cụ thể vấn đề này. Theo đó, Nhà nước sẽ thực hiện chính sách bồi thường với từng loại cây, con cụ thể.

Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch của một vụ thu hoạch đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và theo thời giá trung bình của nông sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất.

Đối với cây lâu năm (bao gồm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, lấy lá, cây rừng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 74/CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp), khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá trị hiện có của vườn cây (không bao hàm giá trị quyền sử dụng đất). Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm để tính bồi thường được xác định như sau:

a) Cây trồng đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian xây dựng cơ bản, thì giá trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá tại thị trường địa phương;

b) Cây lâu năm là loại thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân với (x) giá bán 1 cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ đi (-) giá trị thu hồi (nếu có);

c) Cây lâu năm là loại thu hoạch nhiều lần (cây ăn quả, cây lấy dầu, nhựa…) đang ở trong thời kỳ thu hoạch, thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường là giá bán vườn cây ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ đi (-) giá trị thu hồi (nếu có);

d) Cây lâu năm đã đến thời hạn thanh lý, thì chỉ bồi thường chi phí chặt hạ cho chủ sở hữu vườn cây.

Chi phí đầu tư ban đầu, chi phí chăm sóc, chi phí chặt hạ nói tại mục này được tính thành tiền theo mức chi phí trung bình tại địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối với từng loại cây.

Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại.

Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đối với cây trồng và lâm sản phụ trồng trên diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, mà khi giao là đất trống, đồi núi trọc, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng, thì được bồi thường theo giá bán cây rừng chặt hạ tại cửa rừng cùng loại ở địa phương tại thời điểm có quyết định thu hồi đất, trừ đi giá trị thu hồi (nếu có).

Đối với vật nuôi (nuôi trồng thủy sản) được bồi thường theo quy định sau:

a) Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường;

b) Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế.

 

XII. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

 

Câu 78: Thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng để làm đường của UBND thành phố, gia đình tôi thuộc diện phải chuyển tái định cư tại một quận mới. Được biết Nhà nước có chính sách hỗ trợ di dời đối với những trường hợp như gia đình chúng tôi. Vấn đề này được quy định như thế nào?

Hỗ trợ di chuyển là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu được Nhà nước áp dụng cho những hộ gia đình bị thu hồi đất nay phải chuyển đến nơi ở mới. Theo Điều 27, Nghị định số 197, vấn đề này được quy định như sau:

1. Đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh, thành phố được hỗ trợ mỗi hộ cao nhất 3.000.000 đồng; di chuyển sang tỉnh khác được hỗ trợ cao nhất 5.000.000 đồng; mức hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

2. Đối với tổ chức có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại đất và tài sản khi bị thu hồi mà phải di chuyển cơ sở, được hỗ trợ toàn bộ chi phí thực tế về di chuyển, tháo dỡ và lắp đặt.

3. Trường hợp người bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác; trong thời gian chờ tạo lập lại chỗ ở mới (bố trí tái định cư), được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở; thời gian và mức hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với thực tế tại địa phương.

Câu 79: Khi thu hồi đất, Nhà nước có những chính sách cụ thể như thế nào để hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất cho cá nhân, tổ chức?

Trả lời:

Để khắc phục khó khăn bước đầu về đời sống và sản xuất của bà con, tổ chức, doanh nghiệp khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất, pháp luật đã quy định những chính sách cụ thể để hỗ trợ ổn định như sau:

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao, được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 3 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 12 tháng. Mức hỗ trợ bằng tiền cho 01 nhân khẩu/01tháng tương đương 30 kg gạo tính theo thời giá trung bình tại địa phương.

2. Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, mà bị ngừng sản xuất kinh doanh, thì được hỗ trợ cao nhất bằng 30% 1 năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 3 năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận. Thu nhập sau thuế được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính được cơ quan thuế chấp thuận; trường hợp chưa được cơ quan thuế chấp thuận thì việc xác định thu nhập sau thuế được căn cứ vào thu nhập sau thuế do đơn vị kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối mỗi năm đã gửi cơ quan thuế. Mức hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.

Câu 80: Vừa qua, địa phương tôi thực hiện dự án mở rộng, phát triển khu du lịch sinh thái biển. Theo dự án này, gia đình tôi là một trong số nhiều hộ nông dân sẽ phải giao lại diện tích đất nông nghiệp đang nuôi trồng thuỷ sản cho Nhà nước. Chúng tôi rất lo lắng vì chưa biết mình sẽ làm gì trong tương lai, Nhà nước có hỗ trợ gì không để chúng tôi có việc làm, đảm bảo đời sống ổn định trong thời gian tới?

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là một trong mối quan tâm của nhiều bà con khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Nhà nước cũng đã ban hành những chính sách cụ thể như sau: 

Đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động. Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho số lao động trong độ tuổi lao động của các hộ gia đình bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp được thực hiện bằng hình thức hỗ trợ một phần chi phí học nghề tại các cơ sở dạy nghề ở địa phương. Mức hỗ trợ và số lao động cụ thể được hỗ trợ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.

Việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện chủ yếu bằng hình thức cho đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề. Trường hợp ở địa phương chưa tổ chức được việc đào tạo chuyển đổi nghề và chủ dự án sử dụng đất thu hồi không thể tổ chức được đào tạo nghề hoặc người được hưởng hỗ trợ đào tạo nghề không muốn tham gia đào tạo nghề thì thực hiện hỗ trợ bằng tiền; mức hỗ trợ bằng tiền cụ thể do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế tại địa phương.

Câu 81: Vì điều kiện khó khăn nên vợ chồng tôi vẫn đang phải thuê nhà ở của gia đình bà T. với thời hạn hợp đồng là 5 năm. Nay theo quy hoạch của thành phố để phát triển khu đô thị mới, Nhà nước sẽ thực hiện thu hồi diện tích nhà đất mà chúng tôi đang thuê, nên gia đình tôi phải di chuyển đến nơi khác. Trong trường hợp này, liệu chúng tôi có được hưởng chính sách hỗ trợ nào của Nhà nước không?

Bạn đang thuê nhà không phải thuộc sở hữu Nhà nước. Tuy nhiên, trường hợp của bạn cũng sẽ được Nhà nước quan tâm hỗ trợ một phần. Điều 30 Nghị định số 197 đã quy định cụ thể như sau:

1. Hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương đang thuê nhà ở không phải là nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước khi Nhà nước thu hồi đất phải phá dỡ nhà ở, phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di chuyển (bằng mức hỗ trợ đối với những gia đình bị thu hồi đất phải chuyển đến nơi ở mới).

2. Căn cứ vào thực tế ở địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân.

Câu 82: Người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở có những quyền và nghĩa vụ như thế nào theo qui định của pháp luật?

Theo qui định tại Điều 37 Nghị định số 197, người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở có các quyền như sau:

– Đăng ký đến ở nơi tái định cư bằng văn bản;

– Được ưu tiên đăng ký hộ khẩu cho bản thân, các thành viên khác trong gia đình về nơi ở mới và được ưu tiên chuyển trường cho các thành viên trong gia đình trong độ tuổi đi học;

– Được từ chối vào khu tái định cư nếu khu tái định cư không đảm bảo các điều kiện như đã thông báo và niêm yết công khai;

– Được cung cấp mẫu thiết kế nhà miễn phí.

Đồng thời, họ cũng phải thực hiện những nghĩa vụ sau:

– Thực hiện di chuyển vào khu tái định cư theo đúng thời gian theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Xây dựng nhà, công trình theo đúng quy hoạch và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;

– Nộp tiền mua nhà ở hoặc tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

 

Nptlawyer.com ; biên tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *