Thưa luật sư, Bố Mẹ tôi có cho tôi một mảnh đất, có giấy cho tặng tài sản viết tay và đánh máy làm vào năm 2005 có ghi rõ: Khi Bố Mẹ tôi mất, tôi được toàn quyền sử dụng mảnh đất đó.

Bố tôi đã mất năm 2013, đến nay Mẹ tôi còn sống nhưng lại thay đổi quyết định không cho Tôi tài sản là mảnh đất đó nữa. Mẹ Tôi muốn thu lại mảnh đất đó. Tôi muốn hỏi: Việc làm của Mẹ tôi có hợp pháp không ? Tôi có quyền lợi gì với mảnh đất đó không ? Nếu tranh chấp xảy ra thì pháp luật sẽ xử lý trường hợp này như thế nào ?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp dân sự​  của Nptlawyer.com ;,

Luật sư tư vấn d ân sự gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý​: 

Bộ luật Dân sự 2005

Nội dung tư vấn:

Căn cứ vào quy định tại điều 646 Bộ luật Dân sự 2005:

"Điều 646. Di chúc  

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết."

Theo định nghĩa trên, việc bố mẹ bạn có giấy cho tặng tài sản viết tay và đánh máy làm vào năm 2005 có ghi rõ:" Khi bố mẹ tôi mất, tôi được toàn quyền sử dụng mảnh đất đó.", về bản chất là một di chúc chung vợ chồng. Di chúc chung vợ chồng theo quy định tại Điều 668 Bộ luật Dân sự 2005 chỉ có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết. 

Về măt hình thức, di chúc chung vợ chồng phải đáp ứng các điều kiện sau:

"Điều 649.Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình."

"Điều 655. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật này."

Vì trong thư không nêu rõ về hình thức của bản di chúc chung vợ chồng đã được lập nên bạn có thể so sánh với các quy định của pháp luật mà chúng tôi đã nêu trên để xem di chúc đó có hiệu lực pháp luật hay không.

Trong trường hợp bản di chúc đó thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của một di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì việc sửa đổi di chúc của mẹ bạn phải tuân thủ các quy định tại điều 664 Bộ luật Dân sự 2005:

"Điều 664. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng

1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào

2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình."

Do đó, mẹ bạn chỉ có quyền định đoạt, sửa đổi di chúc với phần mảnh đất là tài sản của mẹ bạn (theo nguyên tắc chung, mẹ bạn sẽ được hưởng 1/2 mảnh đất có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên). Việc mẹ bạn quyết định không cho bạn toàn bộ mảnh đất là không phù hợp với quy định pháp luật, vượt quá thẩm quyền sửa đổi di chúc chung vợ chồng, mẹ bạn chỉ có quyền trông coi, quản lý toàn bộ mảnh đất ,

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – Nptlawyer.com ;.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *